Chuyện gì đang xảy ra với hãng gia dụng nổi tiếng Tupperware?_bang sep hang tbn
Các đại lý của Tupperware Việt Nam đang triển khai nhiều chương trình khuyến mãi để bán hết hàng tồn kho. Ảnh: Tupperware. |
Thông tin Tupperware Việt Nam đóng cửa sau 11 năm hoạt động khiến nhiều khách hàng hụt hẫng. Dù vậy,ệngìđangxảyravớihãnggiadụngnổitiếbang sep hang tbn đây là hệ quả tất yếu từ việc hãng đồ gia dụng nổi tiếng tại Mỹ đã phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản sau nhiều năm vật lộn với tình hình kinh doanh ảm đạm.
Vẫn bán sản phẩm nhưng không bảo hành
Bà Đỗ Thị Linh Trang, CEO Tupperware Việt Nam, cho biết hành trình của Tupperware tại Việt Nam đã khép lại mà không tiết lộ thêm về lý do. Hiện, Tupperware có 153 cửa hàng ủy quyền bán lẻ tại nhiều tỉnh, thành.
Chia sẻ với Tri Thức - Znews, chị Ngọc Mai, một đại lý phân phối Tupperware tại TP.HCM cho biết cách đây ít ngày, chị đã nhận được email từ hãng gia dụng về việc chính thức dừng hoạt động vào ngày 31/12. Vì vậy, nhiều đại lý đang phải giảm giá 20-50% để xả kho.
Hiện, tất cả sản phẩm bán ra đều không được Tupperware Việt Nam bảo hành. Các đại lý có thể hỗ trợ khách hàng bảo hành nếu có điều kiện. Sắp tới, công ty cũng sẽ mở bán lõi lọc cho khách đã lắp máy lọc nước trước đó.
Ngoài ra, Tupperware Việt Nam cũng thông báo các đại lý có thể tiếp tục bán hàng trong kho của mình và tương lai có thế tự nhập thêm hàng từ Tupperware Mỹ về Việt Nam bán nếu đủ điều kiện và năng lực. Công ty cũng cam kết sẽ thanh lý hợp đồng và trả lại tiền cọc đầy đủ cho các đại lý.
Sau khi triển khai các chương trình giảm giá, số lượng khách hàng mua các sản phẩm như bình nước, hộp nhựa... tại cửa hàng của chị Ngọc Mai đã tăng 30% so với ngày thường.
"Nhiều khách hàng rất tiếc nuối vì họ đã tin dùng chất lượng sản phẩm của hãng. Tôi cũng tiếc vì phải dừng hoạt động kinh doanh sau 3 năm gắn bó", chị Mai tâm sự.
Chị Đào Phạm (quận 4, TP.HCM) cho biết đã tranh thủ mua thêm nhiều sản phẩm gia dụng trước khi Tupperware ngừng hoạt động tại Việt Nam.
"Tôi tranh thủ mua đồ được nhập khẩu chính ngạch chứ sau này mua hàng xách tay hay đặt hàng từ nước ngoài sẽ đắt hơn và không yên tâm về chất lượng", chị Đào Phạm chia sẻ thêm.
Phá sản vì đổi mới chậm chạp
Tupperware là công ty chuyên sản xuất các đồ dùng nhà bếp, vốn thống trị thị trường lưu trữ thực phẩm toàn cầu trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, đến tháng 9, hãng gia dụng này đã phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản tại Mỹ sau nhiều lần bị cảnh báo về khả năng duy trì hoạt động kinh doanh từ năm 2020, theo Bloomberg.
Hồi tháng 6, công ty đã lên kế hoạch đóng cửa nhà máy duy nhất tại Mỹ và sa thải gần 150 nhân viên.
Việc nộp đơn xin bảo hộ phá sản của Tupperware diễn ra sau nhiều tháng đàm phán với các chủ nợ về việc xử lý khoản vay hơn 700 triệu USD. Các chủ nợ đã đồng ý cho công ty thời gian để giải quyết khoản nợ, nhưng tình hình kinh doanh vẫn tiếp tục xấu đi.
Tupperware đã quá chậm chạp trong việc bắt nhịp với các xu thế tiêu dùng mới. Ảnh: Tupperware. |
Các chuyên gia cho rằng những sai lầm về quản trị tài chính, sự lỗi thời của mô hình bán hàng trực tiếp trong kỷ nguyên thương mại điện tử, cũng như sự xuất hiện của các đối thủ giá rẻ hơn, đã góp phần khiến Tupperware trượt dốc.
Bên cạnh đó, sự thiếu kết nối với người tiêu dùng trẻ tuổi vốn là một lực lượng mua sắm chính của thị trường hiện đại cũng là lý do cho sự lao dốc của thương hiệu huyền thoại này.
Khách hàng trẻ ngày nay không chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm mà còn đến yếu tố bền vững và tính thẩm mỹ. Việc Tupperware tiếp tục sản xuất các sản phẩm từ nhựa trong khi xu hướng bảo vệ môi trường ngày càng mạnh mẽ khiến thương hiệu này dần mất vị thế.
Trong khi các đối thủ như Rubbermaid hay Ziploc đã nhanh chóng thích nghi và tận dụng xu hướng tiêu dùng mới, Tupperware lại chậm thay đổi.
Giáo sư Keep tại Trường kinh doanh thuộc Đại học New Jersey cho rằng công ty này đã phạm 2 sai lầm lớn. Với sản phẩm, họ để mất thị trường vào tay đối thủ. Tupperware cũng chậm chạp trong việc chấm dứt cách bán hàng trực tiếp, dù mô hình này đã thoái trào từ thập niên 80 và 90. Vị giáo sư cho rằng lẽ ra họ nên sớm bán hàng qua các nhà bán lẻ.
John Talbott, Giám đốc Trung tâm Giáo dục và Nghiên cứu bán lẻ tại Trường kinh doanh Kelly nhận định phá sản có lẽ là một hướng đi cho Tupperware.
"Thứ giá trị nhất mà Tupperware có chính là thương hiệu. Thương hiệu này sẽ không biến mất. Nếu họ nộp đơn phá sản và có người mua, tôi cho rằng Target là lựa chọn tuyệt vời để hồi sinh Tupperware bằng thiết kế và chiến lược marketing mới", ông nói với CNN.
Tupperware Việt Nam đóng cửa sau 11 năm hoạt độngHãng đồ gia dụng nổi tiếng cũng đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản tại Mỹ sau nhiều năm vật lộn với kết quả kinh doanh yếu kém. 友情链接 |