TheỹduyệtgóiviệntrợmớitìnhhìnhxungđộtNga–Ukrainethayđổtỷ lệ nhào tờ Guardian, Ukraine đã phải vật lộn để đối phó với Nga, kể từ khi khoản viện trợ quân sự của Mỹvề cơ bản bị cạn kiệt vào cuối năm 2023, khiến tình trạng thiếu đạn pháo của Kiev ngày càng nghiêm trọng. Quân đội Ukraine đã buộc phải rời bỏ thành phố Avdiivka ở vùng Donbass vào tháng 2, và đang phải chịu áp lực lớn ở Chasiv Yar.
Tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng đến mức một số xạ thủ Ukraine cho biết, họ phải chuyển sang bắn đạn khói để dọa quân đội Nga do không còn đạn.
Ngoài ra, Ukraine còn thiếu cả hệ thống phòng không, và phòng thủ tên lửa. Trong khi đó, Nga đã tấn công mạnh mẽ vào các nhà máy điện của Ukraine, đánh sập 2 nhà máy ở khu vực Kharkiv vào tháng 3 và một nhà máy khác ở phía nam Kiev vào đầu tháng 4. Điện đang được phân bổ chỉ còn vài giờ mỗi ngày ở Kharkiv, thành phố có 1,3 triệu dân. Tình hình này khiến này càng có nhiều người lo ngại hệ thống điện không đáp ứng được nhu cầu sử dụng vào mùa thu và mùa đông tới.
Tuy nhiên, việc Hạ viện Mỹ thông qua khoản viện trợ bổ sung 61 tỷ USD cho Kiev vào ngày 20/4 có thể giúp Ukraine thay đổi tình hình.
Trước đó, hôm 19/4, các quan chức Lầu Năm Góc cho biết họ đang chuẩn bị chuyến hàng đầu tiên để Nhà Trắng phê duyệt gửi tới Ukraine trong vòng vài ngày, sau khi Thượng viện phê chuẩn cuộc bỏ phiếu của Hạ viện và Tổng thống Joe Biden ký thành luật. Dự kiến, một cuộc bỏ phiếu của Thượng viện sẽ diễn ra vào ngày 23/4, và chuyến hàng đầu tiên có thể tập trung vào pháo binh và phòng không sẽ được chuyển tới Kiev ngay sau đó. Trên thực tế, một số loại đạn dược đã được dự trữ ở châu Âu, và có thể được chuyển cho Ukraine chỉ trong 1 - 2 tuần.
Nhưng các chuyên gia cho rằng dù nhận được thêm vũ khí, Ukraine vẫn sẽ phải mất một thời gian mới có thể tạo ra được sự khác biệt trong xung đột.
Ông Ben Hodges, cựu chỉ huy quân đội Mỹ ở châu Âu, nhận định “có thể phải mất vài tuần nữa, chúng ta mới thấy được những tác động đáng kể trên tiền tuyến”.
Hôm 21/4, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng cảnh báo Nga có thể sẽ tấn công nhanh chóng, và triển khai thêm các đợt không kích nhằm tạo lợi thế ở mặt trận phía đông.
Không chỉ tăng mạnh chi tiêu quốc phòng, Nga còn đổi mới hoạt động ở vùng xung đột Ukraine. Theo đó, Moscow ngày càng sử dụng nhiều loại bom lượn phóng từ trên không để tàn phá tiền tuyến. Binh lính Ukraine cũng báo cáo ngày càng có nhiều máy bay không người lái (UAV) của Nga được sử dụng để chống lại họ. Nga còn có lợi thế về nhân lực trên tiền tuyến được trang bị vũ khí hạng nặng.
Theo các chuyên gia, Ukraine khó có thể xoay chuyển thế trận trên tiền tuyến trong năm nay. “Điểm mấu chốt là nguồn tài trợ mới có lẽ chỉ có thể giúp ổn định vị thế của Ukraine trong năm 2024, và bắt đầu chuẩn bị cho các hoạt động vào năm 2025”, ông Matthew Savill tại tổ chức nghiên cứu quân sự Rusi cho biết.
Còn theo ông Hodges, năm 2024 có thể là “năm cạnh tranh công nghiệp”, khi cả Nga và Ukraine đều cố gắng tích lũy nguồn lực nhằm tung ra đòn quyết định vào năm 2025.
Ngoài Mỹ, nhiều nước châu Âu cũng đang tích cực tìm cách viện trợ thêm vũ khí cho Ukraine. Điển hình, một sáng kiến do Séc dẫn đầu nhằm mua thêm đạn pháo từ các nước trung lập có lượng dự trữ dư thừa đã thu được ít nhất 300.000 đạn pháo cho Ukaine. Đợt giao hàng đầu tiên sẽ được thực hiện trước tháng 6 tới.
Trong khi đó, Đức cho biết sẽ tặng thêm một hệ thống phòng không Patriot cho Kiev, còn Hà Lan đề nghị mua Patriot từ các quốc gia không muốn trực tiếp cung cấp cho Ukraine.