Nhặt lại tháng ngày rơi cùng nhà thơ Trần Trương_tỷ số và tỷ lệ 2 in 1

Tập thơ Nhặt lại tháng ngày rơi của tác giả Trần Trương vừa mang phong cách lãng mạn lại vừa chứa đựng hiện thực phê phán,ặtlạithángngàyrơicùngnhàthơTrầnTrươtỷ số và tỷ lệ 2 in 1 nhưng trên hết, hồn thơ của anh đậm tính nhân văn, lay động tâm hồn người đọc.

Cuộc chiến tình báo gay cấn trong biên khảo Răng sư tử của nhà báo Yên Ba

Hồi ký của vợ chồng cựu tổng thống Mỹ Obama xuất bản tại Việt Nam

Mẹ bỉm sữa viết tiểu thuyết về chuyện tình gái Việt với trai Tây

Nhà thơ Trần Trương vừa có buổi ra mắt tập thơ mới của mình sau 10 năm ấp ủ - Nhặt lại tháng ngày rơi rất ấm cúng cùng các bạn thơ - văn của mình tại Hội nhà văn Việt Nam. 

Đọc Nhặt lại tháng ngày rơi người đọc dễ dàng cảm nhận ra cái chất tự chiêm nghiệm, tự kỷ của một thanh niên thị thành ngắm rừng rú, lâm sinh theo cách của mình trong nhiều bài thơ, trong nhiều tứ thơ, trong nhiều câu thơ…

Và dù không nhiều nhưng trong tập thơ mới này, Trần Trương cũng giới thiệu vài bài thơ tình đầy ngọt ngào, dẫn dắt trái tim độc giả cùng tận hưởng vị ngất ngây tình yêu tươi đẹp mang lại, đôi lúc lại ngậm ngùi nếm vị đắng của tình yêu...

{keywords}
Tập thơ Nhặt lại tháng ngày rơi của tác giả Trần Trương vừa mang phong cách lãng mạn lại vừa chứa đựng hiện thực phê phán.

Khi yêu, Trần Trương yêu bằng cả con tim, Anh không ngần ngại bộc lộ tình cảm chân thành ấy: "Tôi về Tuyên cùng phố núi cao xanh/ Bởi thương quá có một người em gái/…/ Và uống mãi như thắm vào ché rượu/ Mối tình xa nghiêng với vít tay cần/ Rồi lửa nữa cứ bập bùng thao thức/ Với mắt người con gái đắm trong tôi/ Không phải đâu con nai vàng ngơ ngác/ Tóc em thơm cho gió cuốn bồi hồi/…/ Tôi cúi xuống trong bộn bề sắc lá/ Nhặt vô tình thấy bóng lá hình em/ Ướt sương chiều lóng lánh/ Mình lạc vào xứ Tuyên…".

Hình ảnh người con gái hiện ra trong hơi men, trong chiếc lá và… trong tất cả. Chỉ có trái tim yêu chân thành, yêu cuồng nhiệt như anh mới có thể nhìn thấy bóng hình người mà mình yêu như vậy.

Nhà thơ Đặng Huy Giang nhận xét, không gian thơ cuả Trần Trương có lúc thật đẹp, có lúc thật trong trẻo, có lúc đầy đam mê say đắm, có lúc đầy phập phồng lo toan mang màu sắc tâm trạng. Và nếu để gọi sự vật với đúng tên gọi cảu nó, đấy là những nỗi niềm của những khoảnh khắc bừng rộ của tâm trạng. 

Nhà thơ Đặng Huy Giang lấy dẫn chứng bằng bài thơ Bản Mông như sau: "Sắc đỏ cháy lan ra chân trời/ Hoa đào nhấp nháy tựa sao rơi/ Những cô gái Mông cười như rắc hạt..../ Bếp không bao giờ tắt lửa/ Người Mông không có khái niệm bỏ nhau/ Tiếng khèn thay lời nói/…". Cảnh sắc và con người Việt Nam tươi đẹp biết bao qua lăng kính đó.

Tình yêu của Trần Trương với quê hương đất nước còn thể hiện qua sự thương cảm  những phận người thấp hèn trong xã hội. Đó là những người ngụ cư nơi Bãi Giữa sông Hồng. Họ là những con người không nhà, không cửa, không quê hương, ở tứ xứ tụ về nơi Bãi Giữa, nhặt nhạnh những tấm gỗ, thanh tre lứa ghép lại thành nhà ở tạm, lênh đênh trên mặt nước.

Trần Trương dành cho họ những dòng đầy xúc động: "Bất chợt Bãi Giữa sông Hồng/ Nhà tranh vách lứa gió mênh mông lùa/ Lênh đênh vài luống cà chua/ Nhấp nhô ngô mía đung đưa bí bầu/ Bóng người chẳng thấy nơi đâu/ Gót bàn chân bước ngấn màu phù sa/ Rằng ai không cửa không nhà/ Đợi mùa nước cạn lội ra bãi bồi…".

Hơn thế nữa, thơ Trần Trương còn phê phán những thói hư tật xấu, đề cao đức tính giản dị, khảng khái, chính trực và cũng không quên hướng đến tính nhân văn trong đời sống.

Trong bài Có một điều, anh cười vào thói đời giả trá: "Có một điều như chẳng ai tin/ Nhưng lại là điều rất thật/ Điều thật thà duy nhất:/ Họ truyền tai nhau lời nói dối ngọt ngào".

Anh vạch trần sự bất công từ chính những người nắm cán cân công lý: "Búa nghị án gõ trên bàn nghị án/ Mà vẫn nguyên bóng tối giữa chân đèn". Đồng thời, anh bày tỏ khát vọng: "Trái tim đừng vô cảm/ Dẫu cuộc đời còn lắm oan khiên" (bài "Điều còn lại"). Và, "Đừng e ngại những dòng sông rộng lớn/ Rồi cuối cùng ra biển cũng hòa tan/ Hãy nồng nàn như ca dao giản dị/ Sẽ suốt đời sống mãi với nhân gian" (bài "Đừng vội").

70 bài thơ trong Nhặt lại tháng ngày rơi của Trần Trương muốn mang cho người đọc thông điệp rằng: Ai còn chìm nổi trong chốn phồn hoa, phù vân danh vọng hãy sống thực với lòng mình, hãy là chính mình trong mọi cảnh ngộ của cõi đời…Một Trần Trương trong Nhặt lại tháng ngày rơi rất khác, rất thi sĩ cả trong thơ và đời.

Tình Lê

Hà Nội lần đầu có thư viện sách của nhà văn Tô Hoài

Hà Nội lần đầu có thư viện sách của nhà văn Tô Hoài

Thư viện mang tên cha đẻ tác phẩm đồng thoại "Dế Mèn phiêu lưu ký" - nhà văn Tô Hoài - chính thức được mở cửa sáng 17/11 tại trường THCS Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội.