Thông tin được TS.BS Nguyễn Lương Tâm,ốcasởiởViệtNamtănghơnlầtỷ số psv eindhoven Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết tại Hội nghị trực tuyến về công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm, ngày 28/11.
Cụ thể, trong hơn 5.000 ca mắc, có 5 trường hợp tử vong liên quan sởi (TPHCM 3 ca, Bến Tre và Bình Dương mỗi địa phương 1 ca).
Đặc biệt, Việt Nam ghi nhận nhiều trẻ chưa đến tuổi tiêm chủng đã mắc sởi. Bệnh viện Nhi Trung ương từ ngày 1/9-19/11 ghi nhận 195 ca sởi dương tính, trong đó tỷ lệ mắc ở trẻ dưới 9 tháng (chưa đến tuổi tiêm vaccine phòng sởi) chiếm hơn 31%; với trẻ trên 9 tháng tuổi, tỷ lệ chưa tiêm chủng chiếm đến 40%. TP HCM ghi nhận hơn 300 trẻ 6-9 tháng tuổi phát hiện bệnh, chiếm 17% tổng số ca mắc.
Một số địa phương có số nghi sởi và sởi dương tính cao là TP HCM, Đồng Nai, Nghệ An, Đắk Lắk, Bình Dương, Hà Nội, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Kiên Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp.
Ngoài nguyên nhân liên quan đến tính chu kỳ của dịch bệnh, số ca sởi ở nước ta tăng cao còn do tỷ lệ tiêm chủng thấp.
Sau đại dịch Covid, số mắc sởi tăng cao trên toàn thế giới với 10,3 triệu ca mắc, tăng 20% so với năm 2022, trong đó hơn 107.000 trường hợp tử vong, chủ yếu là trẻ dưới 5 tuổi. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra cảnh báo về việc gia tăng số ca mắc sởi và nguy cơ bùng phát dịch tại nhiều khu vực toàn cầu.
Nguyên nhân chính là tỷ lệ tiêm vaccine thấp (chỉ đạt hoặc thấp hơn 80%, so với yêu cầu cần đạt 95%). Tác động của đại dịch Covid trong những năm trước đó đã ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng các vaccine cho trẻ em trên toàn thế giới. Nhiều quốc gia không đạt được mức độ bao phủ cần thiết để ngăn ngừa các đợt bùng phát dịch bệnh, nhất là bệnh sởi.