Mang thai trong thời kỳ giãn cách xã hội,ịdịtậthởhàmếchngườimẹquyếtgiữty le bong da anh chị Trương Thị Quyến (44 tuổi) không có điều kiện theo dõi thai kỳ. Lần khám duy nhất là khi thai 4 tháng tuổi, cũng là lúc chị biết con bị hở hàm ếch. Nhiều người khuyên chị hay là bỏ thai đi, vì con sinh ra dị tật vừa khổ thân bé vừa khổ người mẹ. Hơn nữa, bé xuất hiện là ngoài kế hoạch (chị Quyến đã có 3 con).
Chị gạt bỏ mọi lời dị nghị, chuẩn bị tâm lý kỹ càng. Vậy nhưng khi đón con vào lòng, chị vẫn sốc nặng, gần như câm lặng. “Ai cũng xì xào bảo sao mày để nó như vậy, sao đẻ con ra như thế, nhưng tôi kệ. Con là duyên, con đã đến với mình nên sẽ cố chạy chữa hết sức”.
8 ngày sau, vừa xuất viện sản, chị đón xe lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM tìm gặp các bác sĩ. Hành trình này chỉ có chị đơn độc vì dịch bệnh. Tất cả hy vọng, chị gửi gắm vào bác sĩ Nguyễn Minh Hằng - Khoa Răng Hàm Mặt. Vậy mà cả 3 lần, chị đều nhận cái lắc đầu.
“Con đủ ký để phẫu thuật nhưng lại bị thiếu máu. Ngày nào bắt xe khách từ Kiên Giang lên TP.HCM cũng nghĩ là sẽ thành công. Mãi đến hai hôm trước, con mới phẫu thuật được. Nhìn cái môi liền lại là tôi mừng lắm rồi. Bác sĩ nói hành trình còn dài, dài bao nhiêu mình cũng đi theo con”.
Bác sĩ Nguyễn Minh Hằng, Phó Khoa Răng Hàm Mặt, Phó Khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM chia sẻ, lần nào chị Quyến đến cũng khóc. “Tôi bối rối lắm vì thương mẹ, thương đường xá xa xôi. Dù mình luôn cố gắng mổ sớm nhưng có nhiều lý do không thuận lợi cho cuộc mổ thì không thể thực hiện. Thậm chí có người nằng nặc ở lại bệnh viện, xin được mổ mới dám đưa em bé về gặp người nhà".
Bác sĩ Hằng tâm sự, đến tận giờ đây, vẫn còn nhiều gia đình khi phát hiện thai nhi hở hàm ếch lại muốn bỏ con. Trong khi đó, bệnh có thể được phát hiện sớm, tư vấn theo dõi và lên chương trình điều trị phẫu thuật. Riêng tại Bệnh viện Nhi đồng 1, đã có 10.000 bé được phẫu thuật khe hở môi vòm, tìm lại được nụ cười, tiếng nói.
Ngày 26/8, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM đã ra mắt Trung tâm nghiên cứu và điều trị toàn diện khe hở môi vòm. Dấu ấn 10.000 ca phẫu thuật lần này không thể không nhắc đến cống hiến của bác sĩ Nguyễn Văn Đẩu, Trưởng khoa Răng Hàm Mặt.
Theo bác sĩ Đẩu, mỗi năm, Việt Nam có 1,5 triệu trẻ chào đời thì khoảng 3.000 ca bị khe hở môi vòm mới được ghi nhận.
“Điều thiệt thòi đầu tiên là trẻ không được bú mẹ, không được hưởng nguồn sữa ngọt ngào vì rất dễ sặc. Trẻ cũng dễ bị rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng, phải dùng kháng sinh, còi cọc, chậm lớn, bệnh lý tai mũi họng khiến trẻ nghe kém. Nếu không chữa trị kịp thời, trẻ sẽ kém thể chất lẫn trí tuệ và tự ti về thẩm mỹ”, ông trăn trở.
Theo bác sĩ Đẩu, điều trị được xem là thành công phải đạt các tiêu chuẩn về thẩm mỹ; chức năng ăn uống tốt, giọng nói tròn vành rõ chữ; thể trạng khỏe mạnh; sự ổn định tâm lý, tự tin hòa nhập với cuộc sống.
Đáng chú ý, do là bệnh viện tuyến cuối, Bệnh viện Nhi đồng 1 tiếp nhận những ca khe hở môi vòm khá nặng từ khắp các tỉnh thành, kèm theo bệnh tim bẩm sinh, dị dạng sọ mặt, thần kinh, rối loạn đông máu. Tỷ lệ này chiếm 5% tổng số ca bệnh.
Trong số đó, có một cậu bé “vòi voi” - mũi mọc ở trán, lỗ mũi trống, vách khuyết, sứt môi. “Đầu tiên tôi đóng khe hở môi vòm, rồi phẫu thuật kéo mũi về đúng vị trí cho bé. Sau đó, chúng tôi ghép da để kéo mi mắt giúp bé nhắm được. Cuối cùng, tôi lấy sụn tai để cuồn tròn mũi cho đẹp hơn. Nhiều năm sau gặp lại, con rất vui vẻ lạc quan và gần như không nhớ gì về dị tật trước đây của mình.
Đó là hành trình chúng tôi tìm lại nụ cười, tiếng nói – vốn là hai món quà thiêng liêng vô giá cho các con không may mắn”, ông tâm tư.
PGS.BS Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cho biết, cột mốc 10.000 ca phẫu thuật khe hở môi vòm là công sức và tâm huyết của các thế hệ thầy thuốc, hiệu quả của chính sách bảo hiểm y tế và sự đồng hành hỗ trợ của các tổ chức xã hội.
Phẫu thuật này có hiệu quả toàn diện hơn khi thực hiện trong bệnh viện đa khoa. Trẻ được can thiệp các bệnh lý đi kèm, nâng đỡ tâm lý, luyện tập giọng nói, từ đó, góp phần thay đổi cuộc đời của trẻ.
"Tuy nhiên, thành công của mỗi ca phẫu thuật chỉ là 50%, phần còn lại là công sức chăm sóc của người mẹ. Một hành trình rất kiên trì và gian nan, tôi xin cảm ơn các bà mẹ", bác sĩ Nguyễn Minh Hằng bày tỏ.
Mẹ bầu đột ngột mất con trong bụng vì thiếu loại chất rất cần trong thai kỳChỉ trong 3 năm, chị M. sinh tới 3 người con và đang mang bầu lần thứ 4. Thai kỳ đến tuần thứ 23, chị đi viện vì đau bụng, bàng hoàng phát hiện tim thai đã mất, thai chết lưu, chẩn đoán thiếu sắt nặng nề mà không hề biết.