您现在的位置是:Fabet > Cúp C2

Người bệnh đi khám sẽ chỉ cần đem điện thoại thông minh_đức vs bỉ

Fabet2025-01-25 19:28:33【Cúp C2】9人已围观

简介Tin thể thao 24H Người bệnh đi khám sẽ chỉ cần đem điện thoại thông minh_đức vs bỉ

Đây là thông tin được Thạc sĩ Trần Thị Trang - Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Y tế,ườibệnhđikhámsẽchỉcầnđemđiệnthoạithôđức vs bỉ Bộ Y tế chia sẻ tại Hội nghị Đổi mới công tác đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh BHYT trong dự án Luật BHYT sửa đổi tổ chức tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) ngày 1/12.

Theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh, căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực, hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phân thành 4 tuyến chuyên môn kỹ thuật nhằm xác định quy mô, phạm vi hoạt động chuyên môn, năng lực thực hiện kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Từ đó phân luồng bệnh nhân phù hợp với tình trạng bệnh tật, bảo đảm cân đối năng lực tiếp nhận và chất lượng chăm sóc, điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tránh quá tải hệ thống. 

Căn cứ năng lực chuyên môn, khả năng đáp ứng của cơ sở và tình trạng bệnh tật, người dân đến khám và điều trị tại cơ sở phù hợp. Trường hợp tình trạng bệnh tật vượt quá khả năng chuyên môn của tuyến dưới, cơ sở thực hiện chuyển người bệnh lên tuyến trên phù hợp. Trường hợp người bệnh điều trị ở tuyến trên đã ổn định nhưng cần tiếp tục theo dõi, căn cứ tình trạng bệnh tật (đã ổn định…) và điều kiện thực tế (ví dụ cơ sở tuyến trên quá tải…), cơ sở có thể chuyển người bệnh về tuyến dưới để tiếp tục điều trị, chăm sóc. Cơ sở cấp cho người bệnh giấy chuyển tuyến theo mẫu quy định. 

Giấy chuyển tuyến có ý nghĩa quan trọng, cần thiết trong việc cung cấp các thông tin cơ bản như: cơ sở đã điều trị, cơ sở người bệnh được chuyển đến, lý do chuyển tuyến, tình trạng bệnh, lịch sử điều trị, tóm tắt bệnh án. Từ đó, cơ sở tiếp nhận có thông tin kịp thời, tổng quát về người bệnh để chăm sóc, điều trị nhanh chóng, thuận tiện, dễ dàng trao đổi thông tin giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Đồng thời cung cấp thông tin thể hiện quyền lợi, mức hưởng của người tham gia BHYT tùy thuộc vào lý do chuyển tuyến để phục vụ việc thanh toán chi phí KCB BHYT.

Thời gian vừa qua, nhiều thông tin cho rằng cần bỏ giấy chuyển tuyến. Tuy nhiên, theo bà Trang với điều kiện hiện nay, không thể thông tuyến đến tuyến trung ương và bỏ quy định về chuyển tuyến. Làm như vậy sẽ gây quá tải, áp lực dồn lên tuyến trung ương và xáo trộn cả hệ thống khám bệnh chữa bệnh, ảnh hưởng đến chất lượng điều trị, mất cân đối Quỹ BHYT.

Hiện nay, việc chuyển tuyến dễ gây bức xúc cho bệnh nhân và người nhà do hiện tượng thủ tục hành chính phiền hà, có nhiều trường hợp phát sinh tiêu cực, xin cho, giữ bệnh nhân lại ảnh hưởng đến quyền lợi của người bệnh. 

Bộ Y tế đang tăng cường chỉ đạo, triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao năng lực và mở rộng phạm vi chi trả BHYT cho tuyến dưới. Các cơ sở khám chữa bệnh tuyến dưới có đủ năng lực, được đầu tư có thể triển khai kỹ thuật và sử dụng thuốc của tuyến trên. Đồng thời, Bộ Y tế cũng kiến nghị Chính phủ cho phép sớm tính đủ giá dịch vụ y tế, có cơ chế tài chính đột phá và thu hút nhân lực chất lượng cho y tế cơ sở…

Ngoài ra, việc áp dụng các hình thức giấy chuyển tuyến điện tử để việc cấp giấy chuyển tuyến được thuận tiện, nhanh chóng. Theo đề án 06 về Chuyển đổi số, Bộ Y tế đang xúc tiến chuẩn bị phối hợp với Bộ Công an để ứng dụng các giấy chuyển tuyến, khám lại vào hệ thống VssID hoặc VNeID, người bệnh chỉ cần điện thoại, mã BHYT, mã giấy chuyển tuyến khi đến bất cứ cơ sở khám chữa bệnh tuyến trên được chuyển đến trình là có thể khám chữa bệnh.

Giải pháp để giấy chuyển viện không còn là 'miếng mồi béo bở của tiêu cực'Hiện nay, một số quy định mới đã "gỡ khó" phần nào cho người bệnh khi xin giấy chuyển viện. Về lâu dài, để giảm nhu cầu chuyển viện, chuyển tuyến, cần có những giải pháp toàn diện.

很赞哦!(5359)