Thuốc thang nói riêng và thuốc Đông y nói chung là dạng thuốc lỏng dùng để uống được bào chế từ thang thuốc theo phương pháp sắc,Ðểthuốcsắcpháthuyhiệuquảthứ hạng của slovan bratislava thuốc được hấp thu nhanh hơn so với dạng bột hoặc viên. Sau khi uống chừng 15-30 phút, thuốc phát huy tác dụng, thường dùng điều trị các bệnh cấp tính hoặc bệnh mới nhiễm.
Khi uống thuốc thanh nhiệt giải độc trị các chứng dị ứng cần tránh ăn đồ biển. |
Uống thuốc sắc để có hiệu quả tốt trong điều trị chính là sự quy nạp khí vị, tinh hoa (hoạt chất) cũng như tác dụng của thuốc vào tạng phủ, kinh lạc, được gọi là sự quy kinh. Với thành phần phức tạp của các hoạt chất trong một dược liệu và hỗn hợp các dược liệu có trong thang thuốc, không thể cho phép xác định sinh khả dụng của thuốc. Tuy nhiên, dựa vào lý luận về sự quy kinh có thể rút ra một số lưu ý khi uống thuốc sắc như sau:
Để bảo đảm nồng độ thuốc quy nạp vào tạng phủ, kinh lạc, dịch sắc mỗi lần của một thang thuốc (thường sắc 3 lần) cần được gộp chung lại, chia đều cho 2-3 lần uống trong ngày, điều hòa nồng độ thuốc, không sắc nước nào, uống nước ấy, nước sắc trước thì quá đặc, không hấp thu hết, nước sắc sau thì quá loãng.
Dịch sắc thuốc bao gồm các chất có thành phần hóa học khác nhau tùy theo thang thuốc hoặc mục đích điều trị thường gặp là các chất glycoside, alcaloid, flavonoid, taninoid, đường, tinh bột, acid hữu cơ, các chất gôm, nhựa, pectin, các tinh dầu, vitamin và một số muối vô cơ khác. Một thang thuốc phối ngũ nhiều vị thuốc sẽ tạo ra tác dụng hiệp đồng, toàn diện và lâu dài trong điều trị.
Thời điểm uống thuốc có thể tùy theo từng loại song nói chung nên uống vào lúc không no quá, cũng không đói quá. Uống thuốc lúc no thức ăn trong dạ dày sẽ hấp thụ thuốc, gây cản trở cơ học đối với thuốc, làm giảm sự tiếp xúc của thuốc với bề mặt niêm mạc tiêu hóa. Sự có mặt của thức ăn làm chậm sự di chuyển của thuốc từ dạ dày xuống ruột - nơi các thuốc được hấp thu mạnh nhất, chưa kể việc tạo thành các phức hợp giữa các chất có trong thức ăn với hoạt chất trong thuốc, do đó làm ảnh hưởng sự dẫn thuốc vào tạng phủ. Nếu uống thuốc lúc đói quá một số thành phần trong thuốc như các alcaloid, glycosid, tanin gây kích ứng niêm mạc dạ dày, có trường hợp gây sa sầm mặt mày, cồn cào, khó chịu.
Thuốc tả hạ thường gây nôn, thuốc tiêu đạo kích thích tiêu hóa và phần lớn các thuốc bổ dưỡng, thuốc trị bệnh nên uống trước khi ăn chừng 1 - 1,5 giờ hoặc trước khi đi ngủ, thuốc sẽ được hấp thu tốt hơn. Thuốc trị giun sán uống vào lúc đói. Thuốc dễ gây kích ứng niêm mạc dạ dày nên uống sau bữa ăn 1 giờ.
Để tăng cường tác dụng các thuốc giải cảm hàn, thuốc giải độc cơ thể, thuốc chữa bệnh trúng phong, thuốc ôn trung, tán hàn, thuốc hoạt huyết cần uống lúc còn nóng. Thuốc lý khí, lý huyết, nhuận hạ, bổ dưỡng uống ấm. Thuốc giải nhiệt, thanh nhiệt, tiêu độc uống lúc nguội.
Trong thời gian dùng thuốc cần kiêng kỵ một số thức ăn mang tính đối lập với chiều hướng của thuốc. Các thuốc thanh nhiệt, an thần không nên dùng thức ăn mang tính kích thích, vị cay, nóng như rượu, ớt, hạt tiêu, thịt chó. Thuốc ôn lý trừ hàn, tân ôn giải biểu không nên ăn các thức tanh lạnh như cua ốc, thịt trâu, ba ba, rau sống, rau giền. Thuốc thanh nhiệt giải độc trị các chứng dị ứng tránh ăn đồ biển, nhộng tằm, lòng trắng trứng. Thuốc giải cảm kiêng ăn các chất có vị chua, mặn vì thuốc có tác dụng phát tán mà vị chua mặn lại có tác dụng thu liễm. Uống thuốc bổ kiêng các chất lợi tiểu như cải bẹ. Thuốc kiện tỳ tiêu thực, kích thích tiêu hóa, bổ dạ dày kiêng ăn dầu mỡ. Trong dân gian thường kiêng đậu xanh và cải bẹ khi dùng thuốc vì hai thứ này được coi là “dã thuốc” do tác dụng lợi tiểu mạnh làm thuốc nhanh chóng bị thải trừ.
Ngoài ra, trong thời gian dùng thuốc cũng không nên uống sữa và nước chè (trừ những phương dùng lục trà làm vị) bởi sữa và nước chè dễ tạo ra các chất phức hợp với các thành phần trong thuốc gây cản trở cho việc hấp thu, ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc.
ThS. Hoàng Khánh Toàn
(Theo Sức khỏe & Đời sống)