Hoa hậu Hoà bình Việt Nam thi bikini: Sân khấu hài?_tỷ lệ kèo bóng đá trực tiếp

Ranh giới của hài hước và lố bịch 

Phần thi áo tắm kết hợp với hô têntrong đêm chung khảo Miss Grand Vietnam 2022 (Hoa hậu Hoà bình Việt Nam) đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của khán giả theo dõi chương trình cũng như độc giả VietNamNet. Trăm người ngàn ý,ậuHoàbìnhViệtNamthibikiniSânkhấuhàtỷ lệ kèo bóng đá trực tiếp nhiều bạn đọc cho rằng phần thi này “hài hước”. Bạn đọc anh***@gmail.com là một ví dụ: “Cười không nhặt được mồm. Sân chơi hoa hậu giờ cũng thành sân khấu hài”. Còn theo độc giả linh***@gmail.com: “Bội thực hình ảnh hoa hậu đầy đường... Nay thêm trò hề trên sân khấu hoa hậu... Chi phí hàng năm hơn 10 cuộc thi hoa hậu có thể làm nhiều việc khác cho xã hội cũng không chừng”. Bạn thuan***@gmail.com đặt câu hỏi: “Thi hoa hậu hay thi tấu hài?”.

Độc giả Nghia Nguyen nhận xét: “Đây là cuộc thi Hoa hậu la làng mới đúng hơn chứ không phải thi Hoa hậu Hòa bình. Từ trước tới nay, tôi chưa từng thấy trên thế giới này”. Trong khi đó, theo bạn Hòa Đức, phần thi áo tắm kết hợp hô vang tên gọi của các thí sinh Miss Grand Vietnam 2022 “quá phản văn hóa. Các cơ quan quản lý đâu? Có kiểm duyệt chương trình trước không? Hay là để đơn vị tổ chức tự tung tự tác?”.  

Độc giả ha***@yahoo.com cho rằng, “lên sân khấu phải rú réo, la làng lên thì không khí mới sôi động máu lửa +… lố bịch chứ”. Bạn hau***@gmail.com nhận xét: “Một cuộc thi tầm cỡ quốc gia mà lố bịch như thể cuộc thi tự phát. Mà có khi cuộc thi tự phát lại có tầm hơn ý chứ. Gào hét như phường chợ búa”.

Độc giả Minh Kieu chia sẻ cảm nhận: “Đúng là kinh hoàng! Rất phản cảm, thô cứng, sống sượng và thực sự như phỉ báng cái đẹp, cái tát vào đạo đức truyền thống của dân tộc. Nó gần như là cuộc tổng duyệt tìm nhân vật cho phim kinh dị với vai chính là phù thủy thì phải! Cần phải nghiêm khắc kiểm điểm những người gọi là đạo diễn hay ban tổ chức của sự kiện này và rút kinh nghiệm tránh những việc đáng tiếc xảy ra”. 

Mỗi sân chơi nhan sắc tiêu chí khác nhau 

Có rất nhiều lý giải cho việc thí sinh hô vang tên, thành phố mình sinh sống khi trình diễn áo tắm tại đêm chung khải Hoa hậu Hoà bình Việt Nam. Bạn lan***@gmail.com chia sẻ: “Ban tổ chức không yêu cầu thí sinh phải gào thét. Thể lệ thi Miss Grand có màn diễn hô tên, còn hô như thế nào là tuỳ thí sinh. Ban tổ chức chỉ nghe, xem nếu thí sinh nào hô hay, ấn tượng chấm điểm cao cho thí sinh đó thôi. Mỗi cuộc thi hoa hậu đều có thể lệ và tiêu chí khác nhau. Thế nên không lấy chuẩn của cuộc thi này đánh giá cuộc thi kia được”.

Độc giả An Lê Trường tự nhận là người theo dõi các cuộc thi hoa hậu lớn ở Việt Nam cho rằng: “Xin khán giả hãy theo dõi, nhìn vào bức tranh toàn diện. Nếu không phải là người theo dõi các cuộc thi sắc đẹp, xin hãy mỉm cười và lướt qua. Đừng vì vài giây ngắn ngủi, bấm kéo video mà vội đưa ra đánh giá. Không có gì là lố bịch, không có gì là phản văn hóa!''.

Trong khi đó, theo bạn tuong***@gmail.com, “muốn không lố thì qua Hoa Hậu Việt Nam mà xem''. Tương tự, bạn long***@gmail.com chia sẻ: “Nếu bạn thích goute nhẹ nhàng duyên dáng thì hãy xem Miss World, Miss Universal... Còn Miss Grand từ trước đến giờ vẫn vậy rồi, không bị gò bó. Mỗi cuộc thi đều có tiêu chí, phong cách khác nhau''.

Chung quan điểm, bạn kha***@gmail.com nhận xét: “Những gì diễn ra trên sân khấu mà mọi người bảo là lố rất khớp với format và tiêu chí cuộc thi ở quốc tế đưa ra. Nếu chịu khó tìm hiểu và có đam mê về beauty queen sẽ dễ dàng nhận xét và đánh giá khách quan hơn. Đừng vội phán xét khi không hiểu tiêu chí cuộc thi và cũng chưa từng theo dõi một ngày nào”. 

Bạn hai7954 phân tích: “Mọi người nên có cái nhìn khách quan và cởi mở hơn, đừng quy chụp. Các cuộc thi hoa hậu luôn luôn vào một khuôn khổ nhất định! Mỗi cuộc thi có một tiêu chí khác nhau. Mọi người chỉ nhìn vào một khía cạnh với phần hô "tên gọi" và đánh giá chê bai cả một quá trình là quá khắt khe và bảo thủ.

Miss Grand Vietnam mục đích cuối cùng là mang lại những giá trị văn hoá, quảng bá du lịch, đất nước - con người Việt Nam và thúc đẩy phát triển kinh tế. Và hơn hết là những chiến dịch thiện nguyện, xây dựng những quỹ từ thiện giúp ích cho xã hội. Đừng vì phần "hô tên" mang phần giải trí cho người xem mà đánh đồng, phủi bỏ hết công sức cả quá trình họ mang lại. Nên nhớ phần hô tên này cũng chỉ có trong Miss Grand Vietnam, bám sát tiêu chỉ của Miss Grand International”.

Cái gì cũng cần phù hợp văn hoá Việt Nam 

Đây là nhận xét của nhiều độc giả sau khi theo dõi đêm chung khảo cuộc thi nhan sắc này. Bạn nga***@gmail.com nhận xét: “Biên tập thiếu sáng tạo nên thế đó. Thấy nước ngoài làm thế rinh nguyên xi về và bắt thí sinh làm theo chứ thí sinh cũng không có quyền lựa chọn. Chẳng hề suy nghĩ tiếng Việt có hợp không, khẩu âm có hợp không?”. Đây cũng là suy nghĩ của bạn hien***@gmail.com: “Áp dụng máy móc phong cách giới thiệu của tiếng Anh vào tiếng Việt và cái kết... thật rùng mình”.

Theo bạn Khanh Lê, ban tổ chức của cuộc thi có thể sáng tạo hoặc “rập khuôn” format gốc nhưng “cái gì nó cũng phải phù hợp với văn hoá Việt Nam”. Tán đồng ý kiến này, theo độc giả Huong Ngo, “cuộc thi này chắc do người nước ngoài tổ chức hay sao, chứ người Việt phải nói đúng giọng và vùng miền mình chứ''.

Độc giả ca***@gmail.com lại cho rằng, “hệ quả của 25 cuộc thi hoa hậu/năm đây. Người ta không còn nghĩ được trò gì nên đành làm mấy trò ngớ ngẩn, chẳng đâu vào đâu thế này đây”. Theo bạn dung***@gmail.com, “thực sự là sau khi xem phần trình diễn này, tôi tha thiết mong các cơ quan chức năng, Bộ ban ngành vào cuộc càng sớm càng tốt để ngăn chặn các cuộc thi hoa hậu nhảm nhí thực sự làm hỏng gu thẩm mỹ của cả một thế hệ”.

Theo bạn dat***@gmail.com, “điều đầu tiên phải nói là quá thất vọng cho tư duy và suy nghĩ của BTC cũng như BGK, hội đồng cố vấn... của cuộc thi. Có thể các bạn đang lý giải rằng đó là xu thế, là trend, là format gốc... Nhưng cách diễn cảm, thể hiện và đặc biệt là chất giọng vùng miền, tông nói phải có sự thống nhất tương đối chứ. Chính vì không đảm bảo thế nên mới sinh ra tác dụng ngược, phảm cảm. Khiến người xem cảm thấy như diễn hài chứ không phải thi nhan sắc”. 

Hệ luỵ của lạm phát hoa hậu? 

Vấn đề này được khá nhiều độc giả đề cập tới sau chia sẻ “Càng xem thi áo tắm Hoa hậu Hòa bình Việt Nam tôi càng kinh hoàng” của Tiến sĩ, nhà giáo Nguyễn Hoàng Chương. Bạn thy***@gmail.com nêu ý kiến: “Lạm phát các danh xưng như NSND, NSƯT, lạm phát GS-TS, lạm phát tướng, tá... Bây giờ đến hoa hậu, á hậu. Đất nước này thật kỳ lạ quá trời”. Còn độc giả Nhon Vo đặt câu hỏi: “Sao lúc này nhiều cuộc thi hoa hậu thế? Cuộc sống của dân mình đã hướng tới trình độ hưởng thụ thế kia à?”.

Trong khi đó, theo bạn linh***@gmail.com, “cứ vẽ ra một năm không biết bao nhiêu cuộc thi người đẹp. Đã Hoa hậu Trái đất còn Hoa hậu Hoàn vũ, Hoa hậu Đại dương còn Hoa hậu Biển... Rốt cuộc được ích gì?''. Độc giả hung***@gmail.com khẳng định: “Đúng là quá nhố nhăng, nhìn như mấy vũ công múa cột trong quán bar, sàn nhảy. Loạn và bội thực các cuộc đua sắc đẹp ở Việt Nam! Chả lẽ cơ quan quản lý nhà nước bó tay?”.

Bạn Cyclo hài hước: “Việt Nam đã trở thành miền đất của hoa hậu khi nào mình cũng không biết nữa”. Theo độc giả có email van***@mail.com, “loạn thi hoa hậu nên không còn ý nghĩa nữa! Chọn nhan sắc, chọn trí tuệ và cái phông văn hóa của người đẹp đang bị méo mó đi khi các nhà tổ chức vì cái lợi nhuận từ các cuộc thi này chăng? Nhiều người các vị chọn đẹp mà đâu có đẹp? 

Một vài ý kiến cho rằng cũng cần xem xét vai trò của các vị cố vấn và ban giám khảo về phần trình diễn “kinh hoàng” của thí sinh Hoa hậu Hoà bình Việt Nam. Bạn thien***@gmail.com chia sẻ: “Theo đúng market gốc càng vào sâu, những màn hú hét giới thiệu vẫn tiếp tục với các hình thái khác nhau. Biết rằng format nước ngoài là thế nhưng cần điều chỉnh để nó phù hợp với tính chất văn hoá nước mình. Các vị cố vấn, ban giám khảo nên góp ý với BTC điều này, bởi họ là những người đầu tiên nghe... hét!”.

Tương tự, bạn giang***@gmail.com đặt câu hỏi: “Rốt cục lại là vai trò của ban cố vấn và các nhà quản lý văn hoá ở đâu khi để ban tổ chức "đẻ" ra cuộc thi với chất lượng như thế này? Thí sinh cũ, không đẹp, bước đi... "dặt dẹo". Trình diễn như hét vào mặt khán giả, phản cảm tới đau tim luôn! Mong các cơ quan chức năng vào cuộc. Cấm bớt các cuộc thi rảnh nhảm cho rồi”.

Vấn đề bạn đọc hoang***@gmail.com đặt ra cũng rất đáng quan tâm: “Tôn vinh cái đẹp nhưng không thể mất cái tôi của người Việt! Đừng vì lợi ích trước mắt mà quên đi mình là ai và đang sống ở đâu, các bạn tổ chức Miss Grand ạ”.

Lê Cúc (tổng hợp)