Mỗi năm Viettel dành 4.500 tỷ đồng cho nghiên cứu phát triển_soi kèo bóng đá me

TheỗinămVietteldànhtỷđồngchonghiêncứupháttriểsoi kèo bóng đá meo Cổng thông tin Bộ Khoa học và Công nghệ, chiều 31/3/2017, Đoàn Khảo sát của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KH,CN&MT) của Quốc hội do ông Phan Xuân Dũng - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban KH,CN&MT làm Trưởng đoàn đã đến làm việc với Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) về hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ và góp ý Dự thảo Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi). 

Báo cáo tại buổi làm việc, Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Viettel cho biết, hiện Viettel là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ lớn nhất Việt Nam. Doanh thu của Tập đoàn tăng trưởng 6.300 lần, từ 36 tỷ đồng năm 1999 lên 228.000 tỷ đồng năm 2016. Năm 2016, Viettel nộp ngân sách nhà nước 40.521 tỷ đồng (tăng 11.900 lần so với năm 1999). Về viễn thông, Viettel đã đầu tư kinh doanh  tại 11 quốc gia với tổng dân số 320 triệu người, trong đó có 100 triệu khách hàng. 

Mỗi năm, Viettel dành 4.500 tỷ đồng cho nghiên cứu phát triển. Hiện nay, hoạt động nghiên cứu KH&CN đã mang lại doanh thu, cụ thể, doanh thu từ khối nghiên cứu sản xuất đạt 7.600 tỷ đồng năm 2015, 10.500 tỷ đồng năm 2016, tăng trưởng 36%/năm. Mục tiêu năm 2020, Viettel sẽ xây dựng thành công Tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao với doanh số 2 tỷ USD.

Theo Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, để thực hiện nhiệm vụ làm chủ công nghệ, nghiên cứu sản xuất, Viettel lựa chọn phương thức tự làm là chính, kết hợp với chuyển giao công nghệ từng phần từ các đối tác sở hữu công nghệ thành phần và hợp tác chuyên gia; tổ chức bộ máy nghiên cứu tại nước ngoài, sau đó chuyển kết quả nghiên cứu về nước dưới hình thức sản phẩm cụ thể và các trí thức được kết tinh trong đội ngũ chuyên gia.