Nguy cơ mắc bệnh viêm màng não trong giai đoạn giao mùa_lịch bđ hôm nay
Đang ở nhà,ơmắcbệnhviêmmàngnãotronggiaiđoạngiaomùlịch bđ hôm nay nam bệnh nhân 57 tuổi (Quảng Ninh) đột ngột xuất hiện sốt, rét run, sau đó nôn ói, bủn rủn tay chân. 2 ngày liên tiếp không đỡ, bệnh nhân được gia đình đưa tới cấp cứu tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.
Bác sĩ Trần Duy Hưng, Trưởng Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương thông tin, qua thăm khám, bác sĩ nhận thấy người bệnh có dấu hiệu của hội chứng màng não, nghĩ nhiều đến bệnh viêm màng não.
Tiến hành chọc dịch não tủy để xét nghiệm, kết quả phát hiện bệnh nhân mắc viêm màng não do vi khuẩn sinh mủ.
Bệnh viêm màng não hay hội chứng nhiễm trùng màng não là một bệnh lý nguy hiểm của hệ thần kinh trung ương. Bệnh có thể tiến triển nặng làm tắc hệ thống dịch não tủy, chèn ép lên não gây phù não, ngừng tuần hoàn và tử vong.
Có 3 nhóm tác nhân chính gây viêm màng não, gồm vi khuẩn, virus và nấm, trong đó nhóm tác nhân vi khuẩn và virus phổ biến hơn trên lâm sàng. Viêm màng não do vi khuẩn là thể nguy hiểm nhất bởi diễn biến nhanh, có thể gây nhiều biến chứng khác như nhiễm trùng huyết, sốc, áp se não hay nhiễm trùng khu trú khác,…
Nếu không được điều trị kịp thời, điều trị đúng cách, ngoài nguy cơ tử vong cao, người bệnh còn có thể gặp một số di chứng nặng nề như điếc, đau đầu kéo dài, suy giảm trí nhớ,… Một số di chứng sẽ hồi phục dần, nhưng cũng có nhiều di chứng vĩnh viễn khó hồi phục.
Nam bệnh nhân 57 tuổi đã ổn định sau hơn 1 tuần điều trị viêm màng não mủ tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương - Ảnh: N.Liên |
Với trường hợp nam bệnh nhân 57 tuổi, ngay sau khi thăm khám, các bác sĩ đã áp dụng phác đồ điều trị kháng sinh, kết hợp một số biện pháp hỗ trợ khác như dùng corticoid để giảm viêm nhanh. Sau hơn 1 tuần điều trị, hiện người bệnh đã hết sốt, không còn đau đầu. Bác sĩ Hưng nhấn mạnh, trường hợp này may mắn tới viện sớm nên hy vọng không để lại biến chứng.
Thời gian gần đây, Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương tiếp nhận trung bình 1-2 trường hợp mắc mới viêm màng não tới khám, điều trị trong 1 tuần.
Khoa Cấp cứu cũng tiếp nhận trung bình 2-3 bệnh nhân/ tuần trong 1 tháng trở lại đây, đều là ca nặng. Con số này tăng nhẹ so với giai đoạn trước.
Theo các bác sĩ, vi khuẩn gây viêm màng não sống ở môi trường xung quanh mọi thời điểm trong năm. Giai đoạn giao mùa xuân - hè có độ ẩm tăng cao, nhiều ẩm mốc, là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, dễ xâm nhập vào cơ thể.
Bên cạnh đó, thời tiết thay đổi thất thường: ngày nắng, ngày mưa, ngày khô, ngày có độ ẩm cao dễ khiến sức đề kháng giảm, làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Thời điểm giao mùa cũng là điều kiện lý tưởng cho muỗi sinh sôi. Các vết đốt của muỗi là căn nguyên lây truyền virus gây viêm màng não vào đường máu.
Bác sĩ Trần Duy Hưng chia sẻ, viêm màng não là bệnh truyền nhiễm có thể lây. Cách thức lây lan phụ thuộc vào nhóm căn nguyên, có thể xâm nhập qua lớp niêm mạc vào đường máu hoặc lây qua đường hô hấp khi hít phải không khí có mầm bệnh.
Tuy nhiên, tùy từng tác nhân gây bệnh, tức tùy từng loại vi khuẩn hoặc virus mà khả năng lây dễ hay khó. “Nếu mắc thể viêm màng não do vi khuẩn não mô cầu thì nguy cơ lây rất khủng khiếp. Còn một số thể bệnh do tác nhân khác sẽ có khả năng lây thấp hơn”, bác sĩ Hưng nói.
Bởi vậy, bác sĩ khuyến cáo người trong gia đình có bệnh nhân viêm màng não cần phòng bệnh bằng cách vệ sinh sạch sẽ cho người bệnh, đảm bảo an toàn trong quá trình tiếp xúc, tránh việc ăn uống chung, sát khuẩn tay thường xuyên,…
Theo bác sĩ Đỗ Tất Thành, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, bệnh viêm màng não diễn tiến đa phần cấp tính với một số biểu hiện như sốt, đau đầu, rối loạn ý thức mức độ khác nhau: từ mệt mỏi, lo lắng, bồn chồn tới hôn mê nông và hôn mê sâu.
Để khẳng định chính xác bệnh, cần tiến hành thăm khám và xét nghiệm dịch não tủy của người bệnh.
Bởi vậy, tránh khả năng nhầm lẫn với các bệnh khác, khi cơ thể có các biểu hiện bất thường, đặc biệt là triệu chứng rối loạn ý thức, người dân cần tới bệnh viện kiểm tra ngay.
Bác sĩ khuyến cáo người dân phòng bệnh bằng cách tăng cường sức đề kháng, điều chỉnh lối sống lành mạnh, chăm tập luyện thể dục thể thao, giảm stress. Bên cạnh đó, giữ môi trường làm việc, môi trường sống sạch sẽ. Nếu có điều kiện, nên chủ động phòng bệnh bằng cách tiêm chủng vắc xin.
Nguyễn Liên
Người phụ nữ xơ gan giai đoạn cuối, tràn dịch ổ bụng sau 1 năm uống thuốc nam
Bệnh nhân có tiền sử viêm gan B, xơ gan, tuy nhiên 1 năm nay đã bỏ thuốc kháng virus để tìm đến thuốc nam do tin vào lời quảng cáo.