TikTok Việt Nam: Ngay cả bố mẹ, thầy cô cũng thiếu kỹ năng để an toàn trên mạng_kèo nhà cái góc

Nhận định trên được ông Nguyễn Lâm Thanh,ệtNamNgaycảbốmẹthầycôcũngthiếukỹnăngđểantoàntrênmạkèo nhà cái góc Giám đốc chính sách TikTok Việt Nam, thành viên Ban tổ chức cuộc thi “Học sinh với An toàn thông tin” năm 2022 chia sẻ tại cuộc gặp mặt báo chí giới thiệu về cuộc thi mới đây.

{keywords}
Ông Nguyễn Lâm Thanh, Giám đốc chính sách TikTok Việt Nam chia sẻ tại buổi giới thiệu cuộc thi “Học sinh với An toàn thông tin” năm 2022.

Nhấn mạnh bảo vệ trẻ em nói chung và bảo vệ trẻ em trên không gian mạng nói riêng đang là mối quan tâm chung của xã hội, ông Nguyễn Lâm Thanh cho rằng đây là trách nhiệm chung của toàn xã hội và mỗi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân tham gia đồng hành tổ chức cuộc thi “Học sinh với An toàn thông tin” đều coi việc xây dựng môi trường mạng an toàn, lành mạnh cho trẻ em là mối ưu tiên hàng đầu.

Đại diện TikTok Việt Nam đánh giá cao sáng kiến Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) cùng sự bảo trợ của 3 Bộ: TT&TT, GD&ĐT, LĐTB&XH trong việc tổ chức cuộc thi “Học sinh với An toàn thông tin”.

“Đây không chỉ là cuộc thi để cho các em học sinh, mà còn là hoạt động để các em cùng với gia đình, bố mẹ, thầy cô có được kiến thức để bảo vệ con em mình trên môi trường mạng. Chúng tôi tin rằng với cuộc thi được tổ chức rất quy mô, được sự hỗ trợ lan tỏa bởi các cơ quan truyền thông thì sau 3 tháng, 6 tháng nữa các phụ huynh, học sinh Việt Nam sẽ có nhiều kiến thức hơn để có thể tự bảo vệ mình”, ông Nguyễn Lâm Thanh chia sẻ.

Đại diện Bộ LĐTB&XH, bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em cho hay, có rất nhiều lợi ích khi trẻ em tham gia môi trường mạng. Nhưng bên cạnh đó, các em gặp rất nhiều rủi ro cũng như nguy cơ xâm hại trên môi trường mạng.

Theo thống kê của Tổng đài 111 trực thuộc Cục Trẻ em, trong năm 2020 có 229 cuộc gọi đến Tổng đài liên quan đến tư vấn cũng như hỗ trợ can thiệp các ca xâm hại trẻ em trên môi trường mạng. Đến năm 2021, con số này tăng lên gấp đôi: 458 cuộc gọi kể cả tư vấn về trẻ em trên môi trường mạng cũng như hỗ trợ can thiệp các ca trẻ em bị xâm hại trên môi trường mạng.

“Do vậy, việc trang bị “vắc xin số” để các em có những kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ bản thân trên mạng là rất cần thiết, cần sự vào cuộc của các bên”, bà Nguyễn Thị Nga nói.

{keywords}
Cuộc thi "Học sinh với An toàn thông tin" 2022 sẽ cung cấp kiến thức, kỹ năng sử dụng Internet an toàn cho các em học sinh, phụ huynh và nhà trường.

Ở góc độ của cơ quan chủ trì Chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021 - 2025”, Cục trưởng Cục An toàn thông tin Nguyễn Thành Phúc cho biết, tại Việt Nam, 2/3 trẻ em có thể tiếp cận thiết bị kết nối Internet trong đó, 43,4% có thời gian sử dụng trung bình một ngày từ 1 - 3 tiếng. 

Môi trường Internet mang lại nhiều lợi ích và cơ hội cho trẻ em như cung cấp kiến thức, thông tin; tương tác, chia sẻ, kết nối; vui chơi, giải trí hấp dẫn, đa dạng. Tuy vậy, Internet cũng có nhiều cạm bẫy khó lường đối với nhóm đối tượng là trẻ em - vốn chưa có đầy đủ nhận thức và kỹ năng để tự bảo vệ bản thân trên môi trường mạng. 

Trong bối cảnh đại dịch Covid 19, mọi hoạt động làm việc, học tập hầu hết diễn ra trực tuyến, kéo theo gia tăng những nguy cơ, rủi ro đối với trẻ em trên môi trường mạng như: Tiếp cận với những nội dung độc hại (bạo lực, khiêu dâm, thông tin tiêu cực, vi phạm pháp luật…) làm lệch lạch suy nghĩ, lối sống, sự phát triển; Phát tán thông tin riêng tư, thông tin cá nhân của trẻ; Bắt nạt trực tuyến; Sử dụng quá mức và nghiện Internet; Bị lôi kéo, dụ dỗ, quấy rối, lừa đảo, dọa nạt, tống tiền, ép tham gia các hoạt động phi pháp, mại dâm, bị xâm hại tình dục,…

“Với vấn đề nêu trên, cách tốt nhất là trang bị cho trẻ các kiến thức, kỹ năng, công cụ cần thiết, những thứ có thể coi như là “vắc xin số” để trẻ em có thể tự bảo vệ, tự phát triển an toàn lành mạnh trên môi trường mạng”, ông Nguyễn Thành Phúc cho hay.  

Năm 2022 là lần đầu tiên Việt Nam có một cuộc thi về an toàn thông tin mạng dành riêng cho đối tượng là trẻ em, các công dân số tương lai của đất nước. Theo kế hoạch, hệ thống thi thử sẽ được mở tại địa chỉ thihsattt.vn từ ngày 16/2/2022. Các thí sinh được thử thi không hạn chế số lần. Thời gian thi chính thức dự kiến kéo dài từ 3/3 đến 24/3/2022. Đề thi gồm 25 câu hỏi trắc nghiệm do hệ thống thi cung cấp ngẫu nhiên từ ngân hàng đề thi. Thời gian làm bài của thí sinh là 30 phút. Các câu hỏi là những kiến thức phổ thông về an toàn thông tin và bảo vệ trẻ em trên không gian mạng.