Vì sao YouTube không thể tự động chặn video xả súng ở New Zealand?_keo bóng đá tv
Người dân địa phương bày tỏ thương tiếc trước các nạn nhân của vụ xả súng tại New Zealand. Ảnh: Getty Images |
Sau khi nghi phạm trong vụ xả súng tại New Zealand dùng Facebook để livestream cảnh tấn công,ìsaoYouTubekhôngthểtựđộngchặnvideoxảsúngởkeo bóng đá tv video nhanh chóng được chia sẻ trên YouTube. Các quản trị viên của nền tảng đã cố gắng để gỡ bỏ các video đăng lại (re-up) song các video mới vẫn xuất hiện. Nó khiến giới quan sát phải băn khoăn: nếu YouTube đã có công cụ tự động phát hiện nội dung vi phạm bản quyền, vì sao công ty không thể tự động nhận diện video này và xóa nó?
Theo The Verge, các video re-up sao y bản gốc đều bị YouTube cấm nhưng video chứa một cảnh diễn ra trong thực tế lại phải gửi đến cho quản trị viên để đánh giá. Lý do là nhằm đảm bảo các video tin tức có sử dụng một phần của đoạn quay không bị xóa nhầm.
Nguồn tin thân cận cho hay nhóm an toàn của YouTube cho rằng đây là quy định công bằng. Với các sự kiện tin tức lớn như vụ xả súng tại New Zealand, nhóm của YouTube sử dụng hệ thống tương tự với công cụ bản quyền Content ID nhưng không giống hoàn toàn. Công cụ tìm kiếm các video re-up của video gốc để đối chiếu metadata và hình ảnh. Nếu đó là bản re-up chưa được chỉnh sửa, nó sẽ bị gỡ bỏ. Nếu đã được chỉnh sửa, công cụ đánh dấu (flag) để quản trị viên đánh giá. Quản trị viên bao gồm nhân viên toàn thời gian tại YouTube lẫn nhân viên hợp đồng. Họ có trách nhiệm xác định video có vi phạm chính sách của công ty hay không.
Ngoài ra, YouTube còn có hệ thống để ngay lập tức gỡ nội dung khủng bố, khiêu dâm trẻ em nhưng không thể áp dụng cho trường hợp xả súng ở New Zealand do nó có thể có giá trị tin tức. YouTube xem việc xóa bỏ các video có giá trị tin tức là gây hại. YouTube cấm các đoạn phim “gây sốc hay khiến khán giả ghê tởm”, bao gồm hậu quả của một tụ tấn công. Song, nếu nó được dùng cho mục đích đưa tin, YouTube nói không cấm đoạn phim mà chỉ giới hạn độ tuổi để bảo vệ khán giả trẻ tuổi.