- Tôi bị tiểu tiện không tự chủ nên thường xuyên phải sử dụng túi tiểu,Đicôngtácnhiềulạimắctiểutiệnkhôngtựchủtruc.tiep.bong.da.hom.nay rất phiền toái. Tôi phải làm sao?
Xin chào quý tòa soạn. Tôi là bệnh nhân bị tiểu tiện không tự chủ nên thường xuyên phải sử dụng túi tiểu. Để giữ được nước tiểu không bị trào ra, tôi đã phải sử dụng đến loại băng keo 2 mặt thường bán ở các cửa hàng văn phòng phẩm.
Tôi không biết rõ được liệu sử dụng loại băng keo đó lâu dài có ảnh hưởng đến sức khỏe không? Cách làm của tôi là quấn băng keo đó quanh cậu nhỏ và chụp túi lên.
Ảnh minh họa. |
Vậy có cách nào khác để không bị rò rỉ nước tiểu ra hoặc tôi có thể chữa triệt để chứng bệnh này không? (Do tính chất công việc nên tôi phải di chuyển nhiều).
Tôi xin chân thành cảm ơn quý tòa soạn!
Lê Xuân Cường, Hà Nội
Trả lời:
TS.BS Đỗ Đào Vũ, Phó giám đốc Trung tâm Phục hồi chức năng, Bệnh viện Bạch Mai:
Xin chào bạn! Bạn hỏi hai vấn đề, tôi xin trả lời như sau:
Thứ nhất là việc sử dụng băng dính hai mặt để cố định bao cao su chụp dương vật dẫn nước tiểu. Vấn đề lớn nhất cũng là điều khiến bạn đọc băn khoăn là cố định bao cao su hứng nước tiểu như thế nào để vừa cố định được không bị tuột ra tránh rỉ nước tiểu ra quần áo khi di chuyển nhưng lại đảm bảo không ảnh hưởng đến dương vật.
Bạn đã sử dụng băng dính hai mặt để cố định, do băng dính bạn sử dụng không phải là băng dính chuyên dụng nên khi có nước tiểu ra sẽ làm giảm đi độ dính của băng dính ảnh hưởng đến khả năng cố định, bên cạnh đó băng dính có thể gây kích ứng da vùng dương vật, thậm chí làm loét dương vật nếu bạn sử dụng lâu dài.
Vấn đề thứ hai là có cách nào để giải quyết triệt để được chứng bệnh này của bạn không? Tôi xin trả lời thế này, trước tiên tôi muốn biết nguyên nhân nào dẫn đến bạn bị chứng tiểu không kiểm soát này, bệnh diễn biến được bao lâu rồi, bạn còn cảm giác đi tiểu không, nếu còn thì có bị cảm giác đi tiểu gấp không, số lần rỉ tiểu trong ngày là bao nhiêu...
Những nguyên nhân thường hay gây tiểu không kiểm soát như bệnh lý về tủy sống, về não hay tổn thương vùng đáy chậu như chấn thương niệu đạo sau mổ tiền liệt tuyến, mổ bàng quang niệu đạo... Tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để được khám, tư vấn và điều trị, điều này giúp chúng tôi có nhiều thông tin để chẩn đoán và điều trị cho bạn tốt hơn.
Thúy Hạnh
'Cậu nhỏ' cong như trái chuối, chuyện ấy thế nào?