Hiệu trưởng Trường Marie Curie muốn nhảy cầu: Cần sửa thêm luật giáo dục_bánh tài xỉu

Bà Lê Tuệ Minh,ệutrưởngTrườngMarieCuriemuốnnhảycầuCầnsửathêmluậtgiáodụbánh tài xỉu Chủ tịch, tổng Hiệu trưởng Trường phổ thông song ngữ liên cấp Wellspring (Hà Nội) bày tỏ như vậy khi trao đổi với VietNamNet về các vấn đề đặt ra với trường ngoài công lập trong dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi.

Mới giải tỏa bức xúc, chưa giải quyết triệt để

Theo dõi câu chuyện “hiệu trưởng Trường Marie Curie muốn... nhảy cầu”, từ lúc đệ đơn đến buổi họp với Ủy ban Văn hoá - Giáo dục - Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (Ủy ban), bà thấy sự việc đã được giải quyết đến đâu?

- Tôi muốn chia sẻ với tư cách là đại diện của một trường ngoài công lập (NCL). Trường PTSNLC Wellspring (Hà Nội) chưa được tham gia vào các cuộc họp góp ý soạn thảo luật trước đó.

Khi đến tham dự cuộc họp khẩn ngày 11/5 cũng chưa hề nhận được nội dung chính thức ngoài những thông tin mà báo chí đăng tải.

Trên trang Dự thảo luật online của Quốc hội cũng mới chỉ đăng tải phiên bản gần nhất của dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi là ngày 7/3/2019, chứ chưa có phiên bản ngày 12/4/2019 mà báo chí đang “xôn xao”.

Bản thân là trường NCL, nhưng tại buổi họp này cũng là lần đầu tiên chúng tôi được tiếp cận Dự thảo qua màn hình, chứ cũng không nhận được toàn bộ văn bản để nghiên cứu.

Sau buổi họp, thầy Nguyễn Xuân Khang, đại diện cho trường Marie Curie và các thầy cô đại diện một số trường NCL trên địa bàn Hà Nội về cơ bản đã được làm sáng tỏ hơn về sự phân biệt giữa Hội đồng quản trị của trường (đại diện cho Nhà đầu tư) và Hội đồng trường (đại diện cho Hội đồng điều hành chuyên môn).

Nhưng chính trong Dự thảo ngày 12/4/2019 lại chưa phân biệt rõ ràng việc này. Chính đây là nguồn gốc của sự bức xúc của các nhà đầu tư, và đại diện pháp nhân của trường cũng không đề cập đến.

Khái niệm “pháp nhân nhà trường” trong Điều 100 vẫn đang còn bỏ ngỏ.

Pháp nhân nhà trường rất quan trọng vì pháp nhân nào cũng cần có luật đi theo để điều tiết hoạt động.

Pháp nhân trường là công ty như chúng tôi thì rất rõ ràng, có Luật Doanh nghiệp để điều tiết.

Bản thân pháp nhân trường là Nhà trường thì mới chỉ hoạt động như một tổ chức kinh tế có tài khoản, có con dấu, có mã số thuế, hoạt động theo các quy định về hạch toán kế toán theo quy định cũng rất chuyên biệt và thiếu cập nhật (Thông tư 140 từ năm 2007 của Bộ Tài chính) và chủ yếu là hoạt động chuyên môn.

Ngoài ra, còn các vấn đề liên quan đến huy động vốn, vốn góp, cổ đông, cổ phần, quyền sở hữu và quyết định của nhà đầu tư, chuyển nhượng của nhà đầu tư…

Tất cả các việc đó đối với pháp nhân không phải là doanh nghiệp thì vẫn đang thực hiện thông qua các thỏa thuận dân sự.

Thầy Khang sau cuộc họp có phát biểu “Và con tim đã vui trở lại” vì thầy mới chỉ nghĩ đến việc đơn giản là sau đây về thành lập công ty.

Nhưng đối với một trường đã tồn tại 20 năm nay thì công ty đó làm thế nào gắn vào với sở hữu và cơ cấu vốn góp trường là một bài toán không hề đơn giản. Nó phải là sự chuyển đổi được tính toán rất kỹ, sự chuyển đổi đó đối với từng tổ chức và cơ cấu cổ đông còn xem có phù hợp hay không nữa.

Chính vì vậy, tôi nhận thấy “câu chuyện” của thầy Khang chưa được giải quyết một cách triệt để. Bài toán còn dài, nhiều vấn đề liên quan còn cần được giải quyết.

{keywords}
Bà Lê Tuệ Minh đóng góp ý kiến về Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi (ban hành ngày 12/04/2019) ngày 11/5 tại Ủy ban Giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội

Sau khi đơn kiến nghị được gửi, đã có ngay cuộc họp cấp tốc để bên soạn thảo luật ngồi nghe ý kiến của những người làm thực tiễn. Bà nhìn nhận ra sao về cách giải quyết này?

- Trước hết, tôi muốn bày tỏ ghi nhận sự lắng nghe của Ủy ban trước những kiến nghị của dư luận.

Tuy nhiên, tôi cho rằng, việc tổ chức một buổi họp khẩn cấp ngày 11/5 chỉ là một biện pháp tình thế.

Chẳng hạn, bản thân tôi khi được mời đến tham gia cũng chưa được thông tin những nội dung tập trung thảo luận của buổi họp. 

Các đề xuất đưa ra tại buổi họp như sửa các dấu câu, làm rõ câu chữ, bổ sung một số ý… cũng góp phần giúp người đọc hiểu rõ hơn câu chữ của các điều luật.

Tuy nhiên, các vấn đề cốt lõi dường như vẫn còn đó vì như tôi đã nêu ở trên - vấn đề cốt lõi ở đây là làm rõ “pháp nhân nhà trường” và các luật đi theo.

Ví dụ công ty thành lập sau khi pháp nhân nhà trường đã hình thành, đã có các giấy tờ sở hữu, cổ phần, con dấu, tài khoản, mã số thuế… riêng, rồi công ty mới lại có hệ thống giấy tờ và mã số thuế mới. Vậy sẽ có 2 hệ thống pháp nhân, 2 mã số thuế tồn tại song song. Đây là 2 pháp nhân khác nhau, làm sao để nhất thể hóa 2 pháp nhân, đó là một bài toán rất lớn phải giải. 

Sau cuộc họp, may mắn là bức xúc của cá nhân thầy Khang đã được giải tỏa phần nào, nhưng nó cũng đặt ra còn nhiều vấn đề khác cần được làm rõ trước khi Dự thảo được kiện toàn thành Luật và đưa vào thực tiễn áp dụng.

Luật Giáo dục không thể tách biệt hoàn toàn các luật khác

Để tránh những tình huống như vậy xảy ra và những hệ lụy đi theo đó, theo bà, trong khâu xây dựng các Dự thảo đến Nghị định hay sửa đổi điều khoản luật Giáo dục cần phải như thế nào?

- Thứ nhất, Dự thảo luật cần phổ biến, lấy ý kiến đến đầy đủ đại diện các tổ chức, pháp nhân của các mô hình giáo dục khác nhau trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Như vậy, ban soạn thảo luật mới có được ý kiến, cái nhìn tổng thể chứ không chỉ tập trung mời những trường có bề dày lịch sử, có tên tuổi tham gia góp ý; bởi họ mới chỉ là một trong các đối tượng của luật, không phải là tất cả các thành phần mà luật sẽ ảnh hưởng tới, đặc biệt với các vấn đề thay đổi lớn ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các đối tượng tham gia.

Thứ hai, tổ chức khoanh vùng giải quyết theo từng nhóm vấn đề một cách hệ thống thay vì chỉ tập hợp để giải quyết đúng một khúc mắc của một vài đối tượng trường.

Và thứ ba, khi có những khái niệm liên đới thì cần có sự phối hợp của các đơn vị cơ quan chức năng khác nhau, đặc biệt phải mời đại diện những đại diện, pháp nhân đang thực hiện những luật phối hợp như vậy. Chứ Luật Giáo dục không thể tách biệt hoàn toàn được so với Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp... mà cần kết nối, liên hệ với các luật khác.

Bà có kiến nghị hay đề xuất gì đối với dự thảo luật lần này để hệ thống trường tư tiếp tục phát triển?

- Vì vừa mới được tiếp cận văn bản này chính thức nên tôi cần có thời gian nghiên cứu để đóng góp một cách toàn diện hơn.

Nhưng trong khuôn khổ nội dung đang tranh luận liên quan đến quyền sở hữu và điều hành của Nhà đầu tư, tôi chỉ tập trung nhấn mạnh vào 2 vấn đề.

Một là cần chính thức hóa tất cả khái niệm về pháp nhân trường học của các mô hình giáo dục theo Nghị định số 69/2008/NĐ-CP của Chính phủ đã công nhận tính hợp pháp của những pháp nhân này trong lĩnh vực giáo dục. Pháp nhân đó có thể là công ty, một tổ chức xã hội - nghề nghiệp hay cá nhân... Mỗi pháp nhân đều có luật điều khiển kèm theo.

Cụ thể nhất là trong trường hợp các trường ngoài công lập thành lập từ trước không theo mô hình công ty quản trị trường nên dẫn đến việc khi phát triển và có những nhu cầu như một doanh nghiệp thì không thể áp dụng được Luật Doanh nghiệp và hiện tại cũng sẽ không có Luật liên quan nào khác ngoài Luật dân sự. Nên việc làm rõ khái niệm “pháp nhân nhà trường” để các đối tượng hiểu mình sẽ chịu sự điều tiết của các luật liên quan nào rất quan trọng.

Hai là, bên cạnh khái niệm pháp nhân, cần phân định rõ tư cách, vai trò và quyền lợi của đại diện pháp nhân sở hữu trường học vào trong luật song song với Hội đồng trường phụ trách điều hành chuyên môn trực tiếp hàng năm.

Hiện nay trong luật mới chỉ đề cập tới Hội đồng trường nhưng chưa làm rõ tư cách pháp nhân cũng như vị trí, vai trò, quyền hạn của đại diện Nhà đầu tư (như Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị Công ty, Hội đồng quản trị trường…) trong các hoạt động và kế hoạch của nhà trường.

Tóm lại, một luật mới được ban hành sẽ có thời gian tồn tại trên 10 năm và là kim chỉ nam cho các văn bản dưới luật khác nên thực sự luật cần cập nhật được các diễn biến của thực tế phát triển của lĩnh vực đó về tất cả các khía cạnh.

Muốn như vậy, rất cần lấy ý kiến rộng rãi hơn nữa các thành phần đối tượng mà luật trực tiếp ảnh hưởng, đặc biệt là thế hệ đối tượng ra đời sau Luật Giáo dục cũ 2005, sửa đổi năm 2009 mà vẫn chưa được đề cập chính thức trong luật mới.

Xin cảm ơn bà.

Hạ Anh (Thực hiện)

Tại sao hiệu trưởng Trường Marie Curie muốn 'có mặt ở cầu Thăng Long'?

Tại sao hiệu trưởng Trường Marie Curie muốn 'có mặt ở cầu Thăng Long'?

-Ông Nguyễn Xuân Khang nói rằng mình đã thức trắng đêm nghiên cứu, và nếu có chuyện xảy ra thì ông sẽ... "có mặt ở cầu Thăng Long".