La liga

NNƯT Đặng Ngọc Anh thực hành nghi thức hầu đồng khai hội đền Bảo Hà 2022_lịch thi đấu ý

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Cúp C2   来源:Ngoại Hạng Anh  查看:  评论:0
内容摘要:Tin thể thao 24H NNƯT Đặng Ngọc Anh thực hành nghi thức hầu đồng khai hội đền Bảo Hà 2022_lịch thi đấu ý

Tối 28/7,ƯTĐặngNgọcAnhthựchànhnghithứchầuđồngkhaihộiđềnBảoHàlịch thi đấu ý tại di tích đền Bảo Hà (Lào Cai), BQL di tích và phát triển du lịch huyện Bảo Yên phối hợp với NNƯT Đặng Ngọc Anh, Phó Chủ tịch Chi hội Di sản văn hóa Việt Nam (Trung tâm Bảo tồn di sản văn hóa và tín ngưỡng Việt Nam) đã trang trọng tổ chức nghi lễ khai hội đền Bảo Hà năm 2022.  

NSND Trịnh Thúy Mùi - Chủ tịch Hội NSSK Việt Nam trao kỷ niệm chương cho NSƯT Đặng Ngọc Anh và Phùng Văn Thanh. 

NNƯT Đặng Ngọc Anh với giá hầu ông Bảy:


Ông Nguyễn Anh Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Bảo Yên, Trưởng BTC lễ hội nhấn mạnh nghi lễ khai hội Đền Bảo Hà được tổ chức với mong muốn một mùa lễ hội diễn ra thành công tốt đẹp. “Theo truyền thống, vào tháng 7 âm lịch hằng năm, nhân dân các dân tộc huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai trang trọng tổ chức lễ hội đền Bảo Hà với mong cầu được Đức Thánh Quan Hoàng Bảy độ cho quốc thái dân an, nhân khang vật thịnh”, ông Nguyễn Anh Dũng nhấn mạnh.

Tại lễ khai hội, NNƯT Đặng Ngọc Anh đã thực hành các giá hầu mang nghi thức truyền thống của di sản Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt đã được UNESCO ghi danh vào danh sách Văn hoá phi vật thể của nhân loại.

NNƯT Đặng Ngọc Anh cho biết, năm nay lễ hội đền Bảo Hà được tổ chức sau hai năm dịch khó khăn, mọi thứ đóng băng và có nhiều mất mát khiến cho đời sống văn hóa, tâm linh của người Việt có nhiều sự xáo trộn. “Năm 2022 lễ hội truyền thống được tổ chức trở lại, đền Bảo Hà đã có những đổi thay, lớn nhất là đã hoàn thiện hệ thống hạ tầng của di tích. Lễ hội truyền thống năm nay cũng được tổ chức rất long trọng, với các nghi lễ được chuẩn bị chu đáo...”, NNƯT Đặng Ngọc Anh cho biết.

Được biết đến là một thanh đồng có nhiều đóng góp cho việc trùng tu tôn tạo tại đền Bảo Hà nói riêng và tại nhiều điểm di tích có thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu trong cả nước nói chung, NNƯT Đặng Ngọc Anh cũng đồng thời là người có nhiều đóng góp trong hoạt động bảo tồn và thực hành tín ngưỡng, đóng góp vào sự phát triển bền vững của di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại đã được UNESCO. 

“Các nghệ nhân, thanh đồng hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn tín ngưỡng thờ Mẫu luôn nhận thức rõ ràng về những chuẩn mực trong thực hành di sản, nhằm tôn vinh công lao to lớn của các vị anh hùng dân tộc. Với tấm lòng và nhận thức đó, trong những năm qua, cá nhân tôi đã mang tấm lòng “hưng công đạo pháp”, không chỉ hướng về đền Hoàng Bảy, đền Đông Cuông mà còn rất nhiều ngôi đền trên khắp đất nước Việt Nam...”., NNƯT Đặng Ngọc Anh nói.

Cũng là một người luôn trăn trở với việc đẩy lùi những biến tướng, không đúng chuẩn mực trong thực hành di sản tín ngưỡng thờ Mẫu, NNƯT Đặng Ngọc Anh bày tỏ, lề lối hầu đồng hiện tại có những sự khác biệt so với ngày xưa, với nhiều biểu hiện biến tướng, lệch lạc. “Hầu đồng phải đúng lề lối, thông qua thực hành tín ngưỡng để khơi dậy và bảo tồn, truyền lại những giá trị truyền thống cho con cháu mai sau. Bởi vậy, trong thực tế thực hành tín ngưỡng, bản thân tôi cùng các thanh đồng trong cả nước luôn ý thức gìn giữ chuẩn mực, từ trang phục, câu chữ đều phải được đảm bảo tính đúng đắn, trang nghiêm, đẩy lùi những sai lệch”, NNƯT Đặng Ngọc Anh cho biết.  

Với việc thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tại lễ khai hội Đền Bảo Hà này, NNƯT Đặng Ngọc Anh mong muốn rằng các đệ tự bốn phương của mình thấy được việc thực hành như thế nào là chuẩn mực từ đó noi theo. 

"Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2016. Tín ngưỡng thờ Mẫu thường được biết đến nhiều với những hình ảnh hầu đồng. Thực chất, hầu đồng là một hình thức diễn xướng dân gian dựa trên việc kết hợp hát chầu văn, một loại hình âm nhạc mang tính tâm linh với lời ca trau chuốt, giai điệu dặt dìu cuốn hút cùng với những điệu múa uyển chuyển và các nghi lễ trang nghiêm... từ đó đưa con người (thanh đồng) vào trạng thái thăng hoa. Hầu đồng có tất cả 36 vở diễn xướng, tục gọi là 36 giá đồng, mỗi giá nói về huyền tích của một vị thánh, làm nghi lễ nhảy, múa, ban lộc, phán truyền.

Trải qua thời gian, tín ngưỡng thờ Mẫu, mà tiêu biểu là nghi lễ hầu đồng đang dần bị đổi thay, bị thương mại hóa. Nhu cầu hầu đồng của người dân ngày một tăng, dẫn đến hiện tượng quá tải trong việc tổ chức hầu đồng ở các đền phủ, đặc biệt là các đền phủ lớn. Số tiền mà thanh đồng bỏ ra có thể lên đến hàng chục triệu, thậm chí là cả trăm triệu đồng. Nhiều gia đình và cá nhân cũng lập điện thờ ngay trong nhà để hoạt động tín ngưỡng hầu đồng. Tuy nhiên, không phải ai thực hành nghi lễ này cũng đúng mà nó đang bị biến tướng. Với trách nhiệm của một thanh đồng - Phó Chủ tịch Chi hội Di sản văn hóa Việt Nam tôi cần phải thực hành nghi lễ này nhiều hơn nữa để thế hệ thanh đồng sau biết rõ lề lối nghi lê hầu đầu mà noi theo", NNƯT Đặng Ngọc Anh.


Sau khi xem xong phần nghi lễ hầu đầu của NNƯT Đặng Ngọc Anh, TS. Nguyễn Thị Thu Trang - Trưởng Phòng Di sản Văn hóa phi vật thể, Cục Di sản (Bộ VHTTDL) phát biểu: “Với cách thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt đã cho thấy di sản được ứng xử chuẩn mực, đúng đắn, góp phần giữ gìn phát huy những giá trị truyền thống của di sản. Mong rằng các nghệ nhân thực hành tín ngưỡng tiếp tục phát huy vai trò của mình trong việc giữ gìn, hướng dẫn thực hành tín ngưỡng một cách chính xác, chuẩn mực, tôn vinh niềm tự hào, giữ gìn bản sắc của di sản. Cộng đồng thực hành sẽ oi gương các nghệ nhân để cùng các nghệ nhân tiếp tục gìn giữ di sản”. 

Lễ hội đền Bảo Hà 2022 là sự kiện văn hoá quan trọng nhằm ôn lại truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm, khơi dậy niềm tự hào dân tộc; giới thiệu, quảng bá, kích cầu du lịch, thu hút khách đến Bảo Yên góp phần thúc đẩy phát triển du lịch của huyện trong năm 2022 và những năm tiếp theo. Di tích đền Bảo Hà được xây dựng bên chân Đồi Cấm phía tả ngạn Sông Hồng, phong cảnh hữu tình kết hợp với kiến trúc tuyền thống, là nơi thờ Thần vệ quốc Hoàng Bảy có công đánh đuổi giặc phương Bắc bảo vệ biên cương bờ cõi, khẩn điền khai mỏ, chăm lo đời sống, bình an cho dân lành. Đền Bảo Hà được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia năm 1997; Lễ hội đền Bảo Hà được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2016.  Khu văn hóa tâm linh đền Bảo Hà đã và đang được đầu tư, tôn tạo và trở thành một trung tâm du lịch tâm linh, thu hút nhân dân các dân tộc trong vùng và du khách thập phương đến chiêm bái.

Chương trình Lễ hội đền Bảo Hà năm 2022 gồm chuỗi các hoạt động như: Lễ rước kiệu; khai mạc lễ hội; lễ dâng hương; Chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng Lễ hội đền Bảo Hà năm 2022; Hội diễn văn nghệ quần chúng; Hội chợ thương mại, Lễ hội quế; Hội thảo kết nối phát triển du lịch tâm linh các di tích trên địa bàn huyện Bảo Yên; Lễ cầu an, thả đèn hoa đăng; Hội thi “mâm lễ dâng Ông”; Lễ cúng khao quân; khánh thành mộ ông Hoàng Bảy; thi đấu thể thao; các trò chơi dân gian…
copyright © 2025 powered by Fabet   sitemap