Ung dung dưỡng già vì con cái từ chối nhận thừa kế sớm_kết quả frankfurt
Nhiều người trẻ muốn được thừa kế sớm từ khi mới bước vào đời,ưỡnggià vìconcáitừchốinhậnthừakếsớkết quả frankfurt từ chính khoản tiền dưỡng già của bố mẹ, mà không hiểu rằng người ra mới cần tiền nhất, tiêu tiền cho nhu cầu cá nhân nhiều nhất, là chỗ dựa vững chắc nhất. Khi sức khỏe, trí tuệ không còn, không có điều kiện làm ra tiền, trong khi nhu cầu chi tiêu rất lớn (chi mà không thu), cộng thêm tim đập, chân run, bệnh tật, ốm đau nhiều...
Những việc này không thể trì hoãn cũng không được mặc cả đắt rẻ, không dự đoán, không lường trước được khi nào ngã bệnh cũng không thể biết được mình sống đến khi nào 80-100 tuổi, chưa kể cần phải người phục vụ nên ngoài tiền chữa trị, sinh hoạt duy trì cuộc sống, phải có tiền phòng thân.
Khi già, quan hệ xã hội, bạn bè, kinh tế ít đi nên chuyện nhờ vả, hỗ trợ cũng khó khăn, chỉ có nguồn tiền dự phòng là duy nhất. Lúc này, con cái cũng đang mang trên mình gánh nặng gia đình riêng, ngoài con mình còn con dâu, con rể hoặc các thành viên khác, vì vậy làm sao nhờ vả được, trừ một số trường hợp gia đình con kinh tế vững mạnh và có được người bạn đời cùng hiếu nghĩa.
Người xưa có câu; "Nhà của cha là nhà của con nhưng nhà của con không phải là nhà của cha". Với cha mẹ, con là tất cả, còn con chỉ có chưa tới 50% giá trị tài sản gia đình riêng con thôi, luật hôn nhân gia đình thể hiện rõ. Khi tôi nghỉ kinh doanh về vườn, vợ chồng tôi gọi các con lại để họp mặt gia đình, định sẽ chia cho các con toàn bộ công ty, mỗi đứa một căn nhà (đều đang cho thuê). Vợ chồng tôi chỉ giữ lại hai căn nhà: một để ở, một cho thuê lấy tiền sinh hoạt.
>> Tôi chẳng biết làm gì với căn nhà thừa kế nhận năm 60 tuổi
Nhưng các con dứt khoát không nhận. Theo các con, nhà để cho thuê giúp bố mẹ nâng cao đời sống, nuôi ông bà, giúp đỡ anh em, làm những gì mình muốn. Con gái tôi quyết không nhận gì, nhường toàn bộ phần công ty cho anh trai tiếp tục duy trì hoạt động, coi như giữ lại đứa con tinh thần cho bố mẹ. Các con nói với tôi rằng đã nhận đủ từ công nuôi nấng, ăn học, tạo dựng sự nghiệp, mua nhà cửa trước nay rồi. Giờ cuộc sống của các con đã tạm ổn định, có thể tự lực, tự chủ tài chính, nên tài sản còn lại dành cho bố mẹ để hưởng thụ.
Quả thật, khi về nghỉ hẳn, tôi mới thấy tiêu tiền thật tốn kém. Vợ chồng tôi, bố mẹ tôi, mỗi người đều có ba, bốn bệnh nền, lại không có lương hưu hoặc chế độ gì, nên mỗi tháng thu cả trăm triệu tiền cho thuê nhà mà vẫn không có dư. Những điều đó khi còn làm việc tôi không để ý, giờ mới thấy hụt hẫng. Chưa kể, thỉnh thoảng đi du lịch, hoặc có công việc gì lớn, hay bệnh nặng phải nằm viện, các con tôi phải tự chi trả mỗi lần vài chục triệu đồng là bình thường.
Chính nhờ vậy, đại gia đình tôi luôn vui vẻ thoải mái. Tôi nhiều lần " thập tử nhất sinh" rồi lại qua được, vợ tôi mổ tim 30 năm nay vẫn ổn định, bố tôi bị K nhưng 100 tuổi vẫn làm thơ, chỉ mẹ tôi vì bệnh hiểm nghèo bao năm tới khi bệnh viện bó tay gần đây mới phải ra đi. Tiền không phải là tất cả, nhưng tiền sẽ mua được gần như tất cả, nhiều người sẽ phản đối suy nghĩ đó nhưng với tôi là đúng.
Có thể mỗi người mỗi hoàn cảnh nhưng số tiền trong túi sẽ phản ánh cuộc sống bạn lúc già. Mong các bạn cố gắng tích lũy tiền từ khi còn trẻ tới lúc còn có thể để giúp mình đủ sức nuôi dạy, hỗ trợ con cái và giữ cho cuộc sống của mình viên mãn hạnh phúc tới lúc cuối cuộc đời.
* Bạn sẽ dành tài sản cho con làm vốn hay để chúng tay trắng vào đời?
Bài viết gửi về địa chỉ email: [email protected] hoặc ấn vào box bên dưới.