Tuy nhiên,áchtrangđiểmkiểuTrunglênngôiởNhậtBảkết quả tỷ số ngoại hạng nhờ sự bùng nổ của xu hướng "Chiborg", kiểu trang điểm theo phong cách Trung Quốc, trở nên phổ biến trên mạng xã hội, mỹ phẩm Trung Quốc đã bắt đầu xâm nhập vào Nhật Bản.
Ảnh: China Daily |
Thuật ngữ "Chiborg" là từ do Nhật Bản tạo ra, là sự kết hợp giữa "China" và "cyborg", dùng để chỉ một người đẹp Trung Quốc quá hoàn hảo và "vô thực" mà trông giống như một người máy.
Trong mắt những thiếu nữ Nhật Bản, kiểu trang điểm "Chiborg" thường sử dụng những gam màu sáng, làm gợi nhớ đến Kinh kịch cổ điển của Trung Quốc, tập trung vào mắt và môi để tạo nét sắc sảo và chỉn chu. Trong khi phong cách trang điểm kiểu Nhật luôn xoay quanh nét dễ thương và ngây thơ, thì kiểu trang điểm kiểu Trung Quốc lại mang đến vẻ ngoài thanh thoát, lạnh lùng và trưởng thành hơn.
"Chiborg" bắt đầu thu hút sự chú ý của những phụ nữ trẻ Nhật Bản vào khoảng năm 2019, khi những thông tin về cách trang điểm theo phong cách Trung Quốc được lan truyền phong phú trên Twitter và Instagram. Phong cách này còn được lan rộng hơn sau khi nhiều video hướng dẫn trang điểm kiểu Trung Quốc được đăng tải trên YouTube.
Emilin, một cô gái người Nhật chuyên chia sẻ thông tin về thời trang trên trang YouTube cá nhân, đã đăng một video về "Chiborg" và có hơn 2 triệu lượt xem tính đến tháng 1/2021. Một blogger khác có tên là "Shikanoma" đã giải thích sự quyến rũ độc đáo của "Chiborg". Người này cho rằng, phong cách trang điểm kiểu Trung Quốc thể hiện sức mạnh nội tâm và sự tự tin của một người và gây cảm giác mới mẻ. Theo blogger "Shikanoma", khái niệm "phụ nữ sành điệu" đang trở nên phổ biến ở Nhật Bản ngày nay và cô cũng có mong muốn trở thành một người phụ nữ có ý chí mạnh mẽ.
Theo Yoshinai Takada, một giám đốc phụ trách mảng bán hàng của chuỗi cửa hàng bày bán đủ mọi mặt hàng quà lưu niệm xinh xắn và tinh tế, rất được yêu thích ở Nhật Bản - Loft, phong cách "Chiborg" và mỹ phẩm Trung Quốc thậm chí còn trở nên hợp thời hơn trong đại dịch COVID-19 khi mọi người có xu hướng dành nhiều thời gian hơn ở nhà, với một số cô gái trẻ học trang điểm qua mạng xã hội.
Bà Yoshinai Takada cho rằng mỹ phẩm Trung Quốc có những gam màu sắc tươi sáng và sự sáng tạo mà mỹ phẩm Nhật Bản và Hàn Quốc không có, và bao bì lộng lẫy cũng là một điểm nhấn, thu hút người mua trên mạng xã hội. Xu hướng này cũng được hỗ trợ giữa bối cảnh mọi người dành nhiều thời gian tìm kiếm thông tin làm đẹp ở nhà hơn trong thời kỳ dịch bệnh.
Theo Yueko Nishihara, nhà lập kế hoạch nghiên cứu tại cổng thông tin mỹ phẩm và trang điểm Nhật Bản @cosme, ngày nay phụ nữ Nhật có xu hướng nhấn mạnh giá trị cảm xúc của mỹ phẩm, chẳng hạn như "Tôi rất vui khi có nó", "Thật vui khi sử dụng" hoặc "Tâm hồn được chữa lành nhờ mùi hương".
Bà Yueko Nishihara cho biết thêm xu hướng này càng rõ nét hơn khi đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp ở trong nước và người dân không muốn ra ngoài, và sức hấp dẫn của mỹ phẩm Trung Quốc đang đáp ứng nhu cầu này.
Hơn nữa, Saya Hayashi, Giám đốc điều hành Công ty Functional Cosmetic Laboratory Co. Ltd (Nhật Bản) cho biết mỹ phẩm Trung Quốc đang dần rũ bỏ được định kiến về những sản phẩm rẻ tiền, kém chất lượng. Bà Saya Hayashi nói rằng cách đây vài năm, người ta cho rằng mỹ phẩm Trung Quốc chủ yếu hướng đến nhóm thu nhập trung bình và thấp, nhưng một hai năm trở lại đây, mỹ phẩm giá cao, chất lượng ngày càng được cải thiện, đã thu hút chị em văn phòng và khách hàng có thu nhập cao".
Theo Báo Tin tức
Lịch sử Trung Quốc từng ghi danh một vị tướng sử dụng chiến thuật ‘trâu lửa’ đánh bại quân địch, khôi phục đất nước.