TheênxịntạiMỹquaylưngvớiFacebookvìdanhtiếnghoenốlịch thi đấu serbiao CNBC, gần 10 chuyên viên tuyển dụng đã rời Facebook trong vài tháng qua tiết lộ sau vụ bê bối Cambridge Analytica hồi tháng 3/2018, rất nhiều nhân lực chất lượng cao từ chối lời mời vào làm việc tại mạng xã hội này.
Trong vụ Cambridge Analytica, hãng dữ liệu này đã khai thác trái phép thông tin của 87 triệu người dùng Facebook, dùng khối dữ liệu khổng lồ này để chạy quảng cáo chính trị cho ứng cử viên tổng thống Donald Trump trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 2016.
Nhân sự chất lượng cao đang quay lưng với Facebook. Ảnh: Getty Images. |
Scandal gây chấn động đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động tuyển dụng của Facebook. Mỗi năm công ty này tuyển mới hàng nghìn nhân viên, và dòng máu mới là chìa khóa để Facebook cải tổ và đổi mới các sản phẩm hiện có.
Trên thị trường lao động, Facebook đối mặt với sự cạnh tranh dữ dội từ các công ty công nghệ khác như Google, Apple, Amazon, Microsoft và vô số start-up.
Một điểm đáng chú ý là sinh viên các trường đại học hàng đầu nước Mỹ nói không với Facebook bất chấp các mời chào béo bở về mức lương và vị trí. Thống kê cho thấy trong số các trường xịn nhất như Stanford, Carnegie Mellon và nhóm Ivy League, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp chấp nhận lời mời làm việc toàn thời gian tại Facebook giảm từ 85% trong giai đoạn 2017-2018 xuống còn 35-55%.
Sự suy giảm lớn nhất đến từ Đại học Carnegie Mellon, khi tỷ lệ trên tụt dốc xuống chỉ còn 35%. Tình trạng này cũng xảy ra ở các khu vực tuyển dụng khác của Facebook. Tỷ lệ kỹ sư phần mềm nhận lời mời làm việc trong các đội ngũ sản phẩm của Facebook giảm từ gần 90% hồi cuối năm 2016 xuống chỉ còn chưa đầy 50% vào đầu năm 2019.
Người phát ngôn của Facebook tuyên bố những con số này là không chính xác, nhưng không chỉ ra được cụ thể những điểm không chính xác. Theo các chuyên viên tuyển dụng cũ, các ứng viên mà Facebook nhắm đến đều đặt ra những câu hỏi khó về cách công ty ứng xử với quyền riêng tư của người dùng.
Thái độ của các lãnh đạo Facebook như Mark Zuckerberg khi bê bối xảy ra làm nhiều người khó chịu. Ảnh: Getty Images. |
Một số ứng viên nói thẳng rằng họ không còn quan tâm đến Facebook vì không thích văn hóa chung của mạng xã hội này và thái độ của các lãnh đạo công ty, đặc biệt là phản ứng của Mark Zuckerberg khi các vụ bê bối nổ ra.
Những người khác cho biết họ không muốn làm việc cho công ty đã giúp ông Donald Trump thắng cử tổng thống Mỹ năm 2016. Họ nhấn mạnh không muốn ở trong công ty có Peter Thiel, nhà đầu tư quyết liệt ủng hộ ông Trump.
Do đó, các nhà tuyển dụng của Facebook phải đối mặt với những áp lực mới và gặp nhiều khó khăn trong việc lấp đầy các vị trí còn trống trong công ty.
“Đây là lần đầu tiên trong lịch sử công ty, chúng tôi phải tìm đủ mọi cách để níu kéo các ứng viên, không để họ chạy mất”, một chuyên viên tuyển dụng rời Facebook hồi đầu năm 2019 thừa nhận.
Và rất nhiều sinh viên mới ra trường nói họ chẳng có hứng thú làm việc cho Facebook bởi họ không còn sử dụng ứng dụng mạng xã hội này nhiều như thế hệ trước đây.
“Những vụ bê bối về quyền riêng tư và scandal Cambridge Analytica khiến giới sinh viên không còn quan tâm đến Facebook nữa”, một cựu chuyên viên tuyển dụng của hãng bình luận.
Các scandal liên tiếp không chỉ khiến nhân sự chất lượng cao mất hứng với Facebook mà còn làm cho nhóm chuyên viên tuyển dụng mất lửa.
“Điều làm chúng tôi khó chịu nhất là chúng tôi chỉ được biết tình hình sau khi đọc báo, giống như mọi người bên ngoài. Đó là cú sốc lớn. Lẽ ra các lãnh đạo phải thông báo trước cho chúng tôi”, một chuyên viên tuyển dụng vừa bỏ Facebook bức xúc.
Thế hệ sinh viên trẻ cũng không còn quan tâm nhiều đến Facebook. Ảnh: AP. |
Thời gian qua, Facebook đã đánh mất hàng loạt ứng cử viên chất lượng cao vào tay những đối thủ hàng đầu như Google, Microsoft và Amazon. Các hãng này chào mời người lao động với mức lương và chế độ không kém gì Facebook, và môi trường làm việc thì lại ít bê bối hơn nhiều.
Ngoài ra, nhiều sinh viên giỏi mới ra trường quyết định tìm đến các start-up vừa phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO) hoặc sắp IPO, ví dụ như Airbnb, Uber, Slack, Lyft, Robinhood, Stripe… Thậm chí có tin đồn nhiều nhân viên Facebook rỉ tai nhau thảo luận về cơ hội nhảy việc.
Cuối cùng, chi phí sinh hoạt quá đắt đỏ tại khu vực Bay Area - nơi Facebook đặt trụ sở - cũng là một nguyên nhân khiến nhân sự trẻ không còn mặn mà với Facebook.