Buổi sáng, câu chuyện tình yêu tinh khiết kể nhân dịp 8/3_kết quả bayer

 - Bức ảnh đẹp "Buổi sáng" cùng câu chuyện tình yêu tinh khiết được tác giả Phan Việt Hùng kể lại như một món quà dịp 8/3 tới bạn bè.

{keywords}
Bức tranh "Buổi sáng"

Năm 1954, nữ họa sĩ Liên Xô Tatyana Yablonskaya (hai lần đoạt giải thưởng Lenin) vẽ bức tranh "Buổi sáng" tại căn hộ mình sinh sống ở Kiev, thủ đô Ukraina. Tác phẩm này ngay lập tức đã trở nên nổi tiếng sau khi tham gia Triển lãm tác phẩm của Viện hàn lâm nghệ thuật Liên Xô.

"Buổi sáng" ngay sau đó đã được Bảo tàng tranh Tretyakov nổi tiếng mua (vẫn được lưu giữ đến tận ngày nay), được in trong sách giáo khoa, trên bưu thiếp. Phiên bản của bức tranh in trong các cuốn họa báo được nhiều gia đình treo lên tường, như một bức tranh quý.

Bức tranh có màu sắc trong trẻo, mô tả một cô gái trẻ vươn vai tập thể dục trong một căn phòng ngập tràn ánh nắng buổi sáng, với cây xanh, với làn không khí ấm áp đưa vào phòng từ ban công cũng ngập tràn màu xanh cây cỏ...

Nguyên mẫu của bức tranh, chính là Lena Otroshenko, cô con gái 13 tuổi của nữ họa sĩ. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Lena lên Moskva, vào học Học viện mỹ thuật công nghiệp quốc gia mang tên Stroganov. Trong lớp, có một chàng trai trẻ đến từ Kazakhstan tên là Arsen Beisembinov đem lòng thầm yêu trộm nhớ cô.

Trong một tiết học, Arsen đã nhờ chuyển đến tay Lena bức chân dung của cô, do anh vẽ với lời đề tặng "Tặng cậu bức tranh này. Đừng vứt nó đi nhé". Và một thời gian sau, Arsen tỏ tình với Lena. Hết năm thứ nhất, Arsen mời Lena về Alma-Ata chơi. 

{keywords}
Arsen và Lena

Thời đó, đây là thủ đô của nước cộng hòa XHCN Kazakhstan. Khi vào căn hộ nhỏ của gia đình Arsen, cô bất ngờ nhìn thấy trên tường bức tranh "Buổi sáng".

Thì ra, ngay từ khi còn là một cậu nhóc, Arsen đã mê mẩn bức tranh này, và tất nhiên là yêu mến cả cô gái mảnh mai, trong căn phòng ngập tràn ánh sáng buổi sớm mai. Cậu đã cắt bức tranh, treo lên tường phòng khách của gia đình mình. 

{keywords}
Bức ký họa tỏ tình, do Arsen vẽ tặng Lena trong giờ học năm 1960

 

Lena xúc động thốt lên:"Ôi, đây chính là em. Bức tranh của mẹ vẽ em đấy". Và lúc này, chàng họa sĩ trẻ tuổi Arsen mới ngạc nhiên biết người yêu mình chính là cô bé trong bức tranh nổi tiếng năm xưa.

Arsen và Lena lấy nhau khi vẫn là sinh viên. Sau khi tốt nghiệp đại học, Lena cùng chồng chuyển về Alma-Ata sống. Cả hai vợ chồng đều làm họa sĩ, đúng với chuyên ngành mình học ở Moskva. Họ có một con trai là Zangar, sau này cũng nối nghiệp bố mẹ. 

{keywords}
Bức tranh do nữ họa sĩ Tatyana Yablonskaya vẽ tặng 2 con nhân ngày cưới, năm 1962.

Năm 2000, Arsen bị ốm nặng do biến chứng bệnh tiểu đường. Tám tháng liền, Lena luôn ở bên cạnh chăm sóc chồng.

Bà đọc cho Arsen những cuốn sách triết học mà ông yêu thích. Một hôm, bà hỏi chồng:" Ngày mai, mình sẽ nghe sách của ai?". Ông đáp:" Sách của Nietzsche nhé". "Được thôi, Arsen thân yêu, ngày mai ta sẽ đọc sách của Nietzsche". Nhưng ngày hôm sau, Arsen trở bệnh qua đời, không còn kịp nghe lời đọc của người vợ yêu cuốn sách của nhà triết học Phổ Nietzsche được nữa.

Hiện nay, nữ họa sĩ Nga Lena Beisembinova sống ở một thị trấn nhỏ gần Alma-Ata (thủ đô cũ của Kazakhstan). 

{keywords}
Cô bé Lena, 13 tuổi, làm mẫu cho mẹ vẽ bức "Buổi sáng", 1954.

 Trong căn phòng nhỏ, bà vẫn lưu giữ những kỷ vật: bức tranh ký họa mà Arsen vẽ tặng khi còn học năm thứ nhất, bức tranh vẽ trên giấy ăn của Arsen trong một chuyến tàu đi Leningrad năm xưa. Vẫn còn đó bức tranh mà mẹ của bà, Tatyana Yablonskaya, vẽ tặng 2 con vào dịp đám cưới năm 1962, mô tả cặp vợ chồng trẻ đang say sưa giấc nồng.

"Tôi luôn được Arsen cho gối đầu tay khi ngủ"-nữ họa sĩ, giờ đã là bà nội, chia sẻ với phóng viên, ánh mắt bà lấp lánh niềm vui khi nhớ đến những năm tháng hạnh phúc giờ đã xa.

{keywords}
Bà Lena hiện nay

Khi sáng tác bức tranh "Buổi sáng" vào năm 1954, nữ họa sĩ Xô viết Tatyana Yablonskaya hẳn không ngờ tác phẩm của mình sẽ có vai trò lớn như vậy trong cuộc đời cô con gái nhỏ của mình.

Buổi sáng. Khoảng thời gian tinh khiết bắt đầu của một ngày mới. "Buổi sáng", bức tranh đem đến cho chúng ta câu chuyện về tình yêu cũng tinh khiết như vậy.

Phan Việt Hùng