Trẻ đi học trở lại, cẩn trọng với bệnh tay chân miệng_bóng đá hy lạp
Khoa Nhiễm-Thần kinh,ẻđihọctrởlạicẩntrọngvớibệnhtaychânmiệbóng đá hy lạp Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM.
Bé trai 28 tháng tuổi mệt mỏi rúc vào lòng mẹ, không chịu ăn mà chỉ uống sữa hai ngày qua. Nhiều nốt đỏ trong miệng khiến em đau nhức. Các mụn nước lớn ở đầu gối, bàn chân cũng đã xuất hiện.
Em được chẩn đoán mắc tay chân miệng độ 2A sau khi sốt cao 2 ngày.
“Bé đi học được mấy bữa rồi sốt nên ở nhà, đi khám hai lần thì phải nhập viện”, mẹ bé nói. Đây là một trong hơn 10 bệnh nhi tay chân miệng nội trú tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM. Bác sĩ Trần Ngọc Hạnh Đan cho biết, sau một thời gian dịch Covid-19 hoành hành, giờ đây các bệnh truyền nhiễm khác đã tăng trở lại.
“Riêng với tay chân miệng, chúng tôi dự báo sẽ tăng trong những tuần tới vì trẻ nhỏ đi học trở lại, tăng tiếp xúc, các hoạt động vui chơi có tập trung cũng là điều kiện thuận lợi của bệnh. Đặc biệt, tay chân miệng thường xảy ra với trẻ nhóm mầm non, mẫu giáo”, bác sĩ Đan nói.
Hiện nay các ca tay chân miệng đang ở mức độ nhẹ và vừa. Tuy nhiên, khi càng nhiều trẻ mắc bệnh sẽ kéo theo ca nặng xuất hiện, độ tuổi cũng mở rộng hơn.
Đáng nói, mùa tay chân miệng năm nay không theo mô hình dịch tễ những năm trước do tác động của Covid-19. Giới chuyên môn chưa đánh giá được virus gây bệnh có biến đổi hay không, nguy cơ trẻ vừa nhiễm Covid-19 vừa bị tay chân miệng cũng khiến điều trị thêm khó khăn.
Theo bác sĩ Hạnh Đan, bệnh tay chân miệng có thể có các biến chứng nguy hiểm nếu điều trị muộn như tim mạch, thần kinh, hô hấp...
Ở giai đoạn ủ bệnh, trẻ không có triệu chứng cụ thể. Ở giai đoạn khởi phát, bệnh có các triệu chứng dễ nhận thấy gồm:
-Trẻ bị sốt, mệt mỏi.
- Đau họng, quấy khóc.
- Chảy nước bọt nhiều.
- Biếng ăn.
Ở giai đoạn toàn phát (thường bắt đầu sau 1 – 2 ngày khởi phát bệnh), trẻ có các triệu chứng điển hình của bệnh như:
- Trẻ bị phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông. Các bóng nước có đường kính 2 – 10mm.
- Loét miệng: ở niêm mạc má, lợi và lưỡi của trẻ xuất hiện các bóng nước có đường kính 2 – 3mm, dễ vỡ. Khi vỡ tạo thành các vết loét khiến trẻ đau khi ăn, quấy khóc.
- Trên mông của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ xuất hiện các mụn lở, rộp da.
- Dấu hiệu nguy hiểm như rối loạn tri giác, mê sảng, co giật, đi đứng loạng choạng, yếu chân tay... Đây là dấu hiệu biến chứng nguy hiểm của tay chân miệng, cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.
Hiện nay, bệnh chưa có thuốc đặc trị hay vắc xin phòng ngừa. Tay chân miệng được chia làm 4 mức độ, trẻ được chăm sóc tại nhà khi ở độ 1. Từ độ 2A trở lên, trẻ phải nhập viện, đề phòng biến chứng.
Để phòng bệnh, phụ huynh cần đặc biệt chú ý đến các biện pháp vệ sinh của trẻ và gia đình:
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn hay cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
- Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống.
- Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn, ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
- Thường xuyên rửa đồ chơi của trẻ tại nhà hoặc lớp học bằng xà phòng.
- Nhà vệ sinh sạch sẽ, khử khuẩn thường xuyên.
- Trẻ mắc bệnh cần được nghỉ học, tránh tiếp xúc với bạn bè. Phụ huynh báo với cô giáo để có biện pháp an toàn cho các trẻ khác.
Linh Khuê
Biến chứng tay chân miệng có thể xảy ra ngay ngày thứ nhất, nếu không phát hiện kịp thời, trẻ có thể tử vong.