Những cảnh khóc cười trên sàn thương mại điện tử_nhận định bóng đá man city

 - Thương mại điện tử đang trở nên quá quen thuộc,ữngcảnhkhóccườitrênsànthươngmạiđiệntửnhận định bóng đá man city gắn bó với người Việt. Những sàn thương mại điện tử thường được người mua hàng lựa chọn thay cho các shop trên Facebook, trên website vì sự tiện lợi khi lựa chọn, so sánh, mua hàng, thanh toán và vận chuyển. Song, nhiều tình huống dở khóc dở cười cho cả người mua lẫn kẻ bán đã xảy ra trên sàn thương mại điện tử này.

Những điều dân kinh doanh online cần lưu ý khi ship hàng dịp lễ Tết

3 điều cần biết khi viết content kinh doanh online

4 chiến lược tâm lý hiệu quả trong kinh doanh online

Tự ý hủy bỏ đơn hàng

Đây cũng là một vấn nạn mà nhiều người mua hàng trên các trang thương mại điện tử đang gặp phải, nhất là khi họ đã thanh toán bằng thẻ tín dụng. Tiền trong thẻ đã bị trừ ngay khi ấn nút thanh toán và thời gian refund (trả lại tiền) thường là rất lâu, có thể kéo dài đến 20-30 ngày tùy theo ngân hàng cấp thẻ. Thậm chí có đơn hàng đã được thanh toán từ tháng 9/2018 song đến tháng 10/2018 lại vô cớ bị huỷ và phải sang đến tháng 11, chủ thẻ mới được ngân hàng refund lại khoản chi phí trên.

Đó là chưa kể đến các phiền phức khác khi người mua tin tưởng chắc chắn sẽ có sản phẩm, nhưng sau thời gian chờ đợi lại được đơn vị bán thông báo hủy đơn, phải đặt hàng và chờ đợi tiếp. Theo tìm hiểu riêng của chúng tôi, một số shop cố tình rao bán sản phẩm có giá thật thấp sau đó huỷ đơn hàng. Như vậy, họ sẽ có lượt view cao và sẽ dễ bán sản phẩm sau khi điều chỉnh lại giá trong khi người mua bị huỷ đơn hàng lại không thể đánh giá shop.

{keywords}
 

Xuất hiện hàng kém chất lượng

Người mua hàng có thể trả lại sản phẩm sau vài ngày nếu sản phẩm kém chất lượng là cam kết của các trang thương mại điện tử. Lý thuyết là vậy, song người mua phải tự chịu chi phí ship trả sản phẩm về. Nhiều khi phí ship còn nhiều hơn giá của sản phẩm.

Đối với những sản phẩm có giá trị thấp, người mua hàng đành tặc lưỡi bỏ qua mà chấp nhận mất tiền mua hàng kém chất lượng. Mua tông đơ cắt tóc bị hỏng pin, ổ khóa hỏng, sạc dự phòng không sạc được...

Cá biệt còn có trường hợp giao cả hàng lỗi ngay từ đầu. Ngay sau khi nhận được thông báo từ khách là sản phẩm không dùng được, chủ shop hứa hẹn và yêu cầu khách không liên hệ với trang thương mại điện tử để shop tự chủ động xử lý bằng cách cho người đến đổi trả sản phẩm. Tuy nhiên, thời gian đổi trả lại không cụ thể, sau vài ngày, khách đã hết thời hạn đổi trả sản phẩm thì shop cũng hết trách nhiệm. Có shop còn chặn luôn số điện thoại của khách.

Hàng fake, hàng nhái tràn ngập

Cùng với hàng kém chất lượng, các trang thương mại điện tử hiện nay dần bày bán hàng fake và công khai cả nguồn hàng này. Sự thật là chọn mua hàng giả, hàng fake trên các trang thương mại điện tử dễ hơn chọn mua hàng thật. Với từ khóa giày thể thao Nike, Adidas; những sản phẩm hiển thị đầu tiên là hàng giả, fake với mức giá chỉ 200.000 - 300.000 đồng. Đối với những shop cam đoan hàng thật 100% thì giá cũng chỉ tương đương nửa giá chính thức và cũng không có gì chắc chắn là hàng thật mà không phải là fake 1, super fake.

Những mặt hàng thời trang khác như đồng hồ, mắt kính, quần áo cũng tương tự. Thậm chí, mặt hàng điện thoại di động cũng không ngoại lệ, điển hình như mẫu Nokia 3310 fake. Đáng chú ý, những mặt hàng fake này lại bán khá chạy nên số lượng shop rao bán hàng fake xuất hiện dày đặc trên các trang thương mại điện tử. Vô hình chung, nhiều người muốn mua hàng hiệu fake giá rẻ thì cứ lên các trang thương mại điện tử để gom hàng.

Khách huỷ nhận hàng, đối thủ chơi xấu

Khách hàng vẫn gặp nhiều rủi ro khi mua trên sàn thương mại điện tử. Ngược lại, nhiều shop trên các sàn cũng dở khóc dở cười với khách hàng. Đó là khi khách mua hàng qua hình thức ship COD (Cash On Delivery), tức là khách nhận hàng mới trả tiền. Nhiều khách hàng nhận xong thì chê và huỷ không nhận khi hàng được giao tới. Shop bị mất phí vận chuyển, hàng hóa có thể bị hư hại do vận chuyển nhiều lần là thiệt hại của của không ít gian hàng tham gia thương mại điện tử hiện nay.

{keywords}
 

Thế nhưng nếu không chấp nhận ship COD thì nhiều shop gần như không bán được hàng, bởi người mua chỉ thích nhận hàng, kiểm tra xong mới trả tiền. Thực tế này không chỉ khiến các chủ shop đau đầu, cân nhắc kỹ trong từng đơn hàng, mà còn phải đối mặt với tình trạng bị đối thủ kinh doanh cùng mặt hàng chơi xấu. Ví dụ, shop này muốn chơi xấu shop kia vì cùng cạnh tranh mặt hàng thì cứ giả vờ đặt hàng ship COD nhưng không nhận và hủy đơn liên tục, với lý do hàng không đúng cam kết ban đầu.

Thương mại điện tử: không chỉ có bán - mua

Phải thừa nhận, thời gian đầu, các trang thương mại điện tử quản lý các shop và chất lượng hàng hóa rất ổn. Người dùng chọn mua sản phẩm trên các trang thương mại điện tử ở góc độ nào đó là nhận được sự bảo chứng của chính uy tín trang thương mại điện tử đó. Càng về sau, có cảm giác các trang thương mại điện tử dần buông lỏng công tác giám sát, kiểm chứng sản phẩm trước khi cho các shop tham gia. Các shop cứ có hàng đăng ký bán là rao bán.

Người mua hàng gần như không có bất cứ thông tin xác thực nào khác ngoài việc nhìn giá, đọc thông tin, xem ảnh chụp sản phẩm, xem mức uy tín của shop. Họ không thể đánh giá chất lượng sản phẩm dựa trên ảnh chụp và vì thế các shop bán hàng xịn cũng khó có thể chứng minh hàng của mình tốt hơn nên có giá cao hơn đối thủ. Khi có các vấn đề xảy ra, sự tương tác và can thiệp của chính trang thương mại điện tử gần như chưa có mà chủ yếu vẫn là giữa người mua và bán.

Đó là cả bài toán cần sự quan tâm, đầu tư bài bản và tính toán cân nhắc kỹ lưỡng của các trang thương mại điện tử trong thời gian tới. Nếu tình trạng này cứ tiếp diễn, đơn vị chịu thiệt thòi nhất chính là các trang thương mại điện tử. Bởi lẽ, người dùng sau thời gian mua bán bị vướng mắc đủ thứ sẽ quy lưng lại với việc chọn mua trên các trang thương mại điện tử mà quay sang chọn những đơn vị bán, cung cấp có cửa hàng, địa chỉ chọn lựa thử hàng rõ ràng, thay vì chỉ nhìn qua ảnh và đặt mua trên các trang thương mại điện tử như hiện nay.

Vy Ái Dân

Việt Nam - Áo ký hợp tác về Thương mại điện tử và công nghiệp 4.0

Việt Nam - Áo ký hợp tác về Thương mại điện tử và công nghiệp 4.0

Việt Nam và Áo ký Bản ghi nhớ về hợp tác Thương mại điện tử và Công nghiệp 4.0, với sự chứng kiến của Thủ tướng 2 nước.