USAID muốn hỗ trợ Việt Nam đẩy nhanh quá trình chuyển sang năng lượng sạch. Ảnh: EVN |
Chương trình Năng lượng phát thải thấp Việt Nam II được bà Ann Marie Yastishock,àitrợtriệuUSDhỗtrợViệtNamchuyểnsangnănglượngsạbảng tỷ số bóng đá Giám đốc USAID, công bố tại Diễn đàn doanh nghiệp Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương 2020. Bà Ann Marie Yastishock cho biết, chương trình sẽ được thực hiện trong 5 năm với mức ngân sách 36 triệu USD.
Mục tiêu của V-LEEP II là đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang hệ thống năng lượng sạch, bảo đảm theo định hướng thị trường thông qua tập trung hỗ trợ cải thiện công tác quy hoạch năng lượng của Chính phủ tại Việt Nam.
Cụ thể, V-LEEP II sẽ phối hợp với Chính phủ để huy động đầu tư tư nhân nhằm tăng cường triển khai các hệ thống năng lượng tiên tiến. Bên cạnh đó, hỗ trợ thiết kế dự án cho các nhà phát triển năng lượng sạch và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho bên vay liên quan đến đầu tư vào lĩnh vực năng lượng sạch.
USAID và Chính phủ sẽ cùng phối hợp để cải thiện công tác quy hoạch và vận hành năng lượng nhằm tăng cường hiệu suất ngành năng lượng. Việt Nam đang chuẩn bị khởi động Quy hoạch điện VIII, do đó V-LEEP II sẽ hỗ trợ kỹ thuật cho công tác thực hiện quy hoạch cũng như hỗ trợ việc hòa lưới điện và điều độ nguồn năng lượng tái tạo biến đổi.
Nhằm hướng tới phát triển lĩnh vực năng lượng bền vững và dựa vào thị trường, V-LEEP II sẽ thúc đẩy tính minh bạch trong quy trình đấu thầu, theo dõi và đánh giá Chương trình thí điểm Hợp đồng mua bán điện trực tiếp và hỗ trợ tăng cường năng lực cho đội ngũ lao động, chính quyền địa phương và các cơ chế mua bán cạnh tranh tương tự khác.
Nhận thức được vai trò của khu vực tư nhân, V-LEEP II cấp kinh phí tài trợ cho các phương thức tiếp cận đổi mới và sáng tạo nhằm huy động đầu tư tư nhân vào các hệ thống năng lượng tiên tiến, thúc đẩy các chương trình ươm mầm và tăng tốc, đồng thời hỗ trợ nâng cao vai trò của các chuyên gia nữ trong lĩnh vực năng lượng.
Thêm vào đó, USAID sẽ tham gia đóng góp vào quá trình thiết kế, huy động tài chính, xây dựng và vận hành các nguồn lực năng lượng sạch mới, bao gồm: 2.000MW năng lượng tái tạo và 1.000MW từ các nhà máy nhiệt điện khí chu trình hỗn hợp.
USAID sẽ tham gia đóng góp vào quá trình thiết kế, huy động tài chính, xây dựng và vận hành các nguồn lực năng lượng sạch mới, bao gồm: 2.000 megawatts (MW) năng lượng tái tạo và 1.000MW từ các nhà máy nhiệt điện khí chu trình hỗn hợp.
Hải Lam
Gỡ rào cản cho năng lượng tái tạo
Theo số liệu của Bộ Công Thương, sản lượng điện sản xuất từ điện gió đạt 630 triệu kWh, điện mặt trời đạt 7.274 triệu kWh, điện sinh khối đạt 303 triệu kWh chiếm khoảng 4,4% tổng sản lượng điện sản xuất toàn quốc.