Độc chiêu chữa "bệnh run", cứ vào phòng thi là quên hết kiến thức_kèo bóng đá số

Độc chiêu chữa bệnh run, cứ vào phòng thi là quên hết kiến thức - 1

Ngô Lê Sơ Ni - thủ khoa Trường Đại học Giao thông vận tải, phân hiệu TPHCM năm 2022 (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Ngày 28-30/6 sẽ diễn ra tốt nghiệp THPT 2023, hơn 1 triệu thí sinh trên cả nước tham dự. 

Ngô Lê Sơ Ni, thủ khoa Trường ĐH Giao thông vận tải, phân hiệu TPHCM năm 2022 chia sẻ, thực tế có rất nhiều thí sinh "mắc bệnh run" khi bước vào kỳ thi trên.

Theo nữ thủ khoa, để trị được căn bệnh này, thí sinh cần chuẩn bị tâm thế sẵn sàng một đêm trước khi thi.  Cụ thể, vào buổi tối trước khi thi, thí sinh nên chuẩn bị cho mình một túi riêng đựng đầy đủ các dụng cụ học tập cũng như các giấy tờ cần thiết để vào phòng thi.

Trong những ngày dự thi nên lựa chọn cho mình bộ trang phục thoải mái nhất, vì khi thoải mái mới tập trung tốt cho việc làm bài.

Nữ thủ khoa Trường ĐH Giao thông vận tải cho biết, khi vào phòng thi nhiều bạn mang theo tâm trạng lo lắng khi phần này chưa ôn kỹ, phần kia chưa nắm chắc.

"Dù đã học ít hay nhiều thì khi vào phòng thi cũng không còn học thêm được nữa. Do đó, luôn trong tâm thế mình sẽ làm tốt nhất có thể mới là tích cực", Sơ Ni nói.

Với kinh nghiệm của mình, Sơ Ni lưu ý, thí sinh khi đi thi nên mang theo một chai nước. Khi cảm thấy tim đập nhanh hơn, hồi hộp, sĩ tử nên uống một ngụm nước nhỏ để giúp trấn tĩnh cũng như ổn định trạng thái trở lại.

"Khi không làm được bài, nhiều bạn có thói quen nhìn xung quanh phòng và theo dõi những bạn khác đang làm bài như thế nào. Việc này sẽ gây ra áp lực lớn hơn. Vì vậy, tuyệt đối không nên nhìn xung quanh phòng cũng như nhìn các bạn khác mà chỉ nên tập trung vào bài làm của mình", nữ sinh viên đại học nói về kinh nghiệm của bản thân.

Độc chiêu chữa bệnh run, cứ vào phòng thi là quên hết kiến thức - 2

Thí sinh làm thủ tục dự thi tốt nghiệp THPT năm 2023 (Ảnh: Nguyễn Vy).

Căn dặn thí sinh trước ngày thi, ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân (TPHCM) cho rằng, thí sinh nên dành thêm thời gian cho việc thể dục thể thao, chơi game, nghe nhạc, tạo tâm lý thật sự thoải mái để bước vào kỳ thi.

"Trước khi vào thi, thí sinh cần khảo sát khuôn viên trường, trong đó tìm xem nhà vệ sinh ở đâu. Đây là vấn đề tế nhị nhưng thể hiện khả năng quan sát của thí sinh, giúp thí sinh có thể giải quyết được tình huống bất ngờ một cách nhanh nhất trong ngày thi", ông Phú nhắn nhủ.

Lưu ý quan trọng nhất, thí sinh phải chú ý giờ giấc, không đến trễ. Trong những ngày thi, thí sinh không nên thức quá khuya và cần để đồng hồ báo thức nhiều lần để tránh... tắt đi ngủ tiếp. Những dụng cụ mang vào phòng thi như căn cước công dân, bút, thước phải được chuẩn bị sẵn.

"Trường hợp trên đường đi mới phát hiện quên giấy tờ, nhưng đã sát giờ thi, các em cần tiếp tục di chuyển đến điểm thi chứ không nên quay về lấy vì sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng đến chậm quá giờ phát đề, dẫn đến không được vào thi. Thí sinh nên đến điểm thi, báo cáo giám thị coi thi và nhờ người nhà hỗ trợ", thầy Phú lưu ý.

Trong trường hợp xảy ra những tình huống bất ngờ không thể đến điểm thi, dự thi, thí sinh cần báo ngay với nhà trường để được hướng dẫn làm hồ sơ để xét đặc cách, tránh ảnh hưởng đến quyền lợi.

Ngoài ra, thời điểm này, nhiều tỉnh thành thường xuyên xảy ra mưa. Do đó, thí sinh, phụ huynh phải luôn chuẩn bị áo mưa, tránh bị ướt gây ảnh hưởng đến sức khỏe trong những ngày thi.

Về cách ăn uống, ThS Huỳnh Thanh Phú khuyên, trong những ngày thi, thí sinh không nên ăn những đồ ăn lạ, dễ gây đau bụng, đồ ăn dễ chứa nhiều vi khuẩn và những loại đồ ngọt vì có thể gây buồn ngủ.