Viễn thông Việt Nam sẽ thay đổi thế nào khi gia nhập EVFTA?ĐiềugìsẽxảyrakhicácnhàmạngChâuÂuđổbộvàoViệltd c1
Như VietNamNet đã đưa tin, Việt Nam sẽ mở cửa thị trường viễn thông khi Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) có hiệu lực từ đầu năm 2020.
Đây là Hiệp định về kinh tế giữa Việt Nam và 28 nước thành viên Liên minh Châu Âu (EU). Hiệp định này hứa hẹn sẽ giúp tạo một khu vực thương mại tự do để các doanh nghiệp 2 bên có thể tham gia khai phá những cơ hội kinh doanh, hợp tác mới.
Ngành viễn thông sẽ có những thay đổi lớn từ năm sau khi các doanh nghiệp Châu Âu có thể đầu tư và cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam. |
Theo đó, trong lĩnh vực viễn thông, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư và nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đến từ EU sẽ có thể hoạt động tại thị trường trong nước thông qua các doanh nghiệp liên kết. Đây sẽ là những công ty liên doanh có độ mở cao khi tỷ lệ phần vốn nước ngoài có thể chiếm tới 49% - 100% tùy theo từng điều kiện cụ thể.
Mức độ mở cửa thị trường cho các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trong giai đoạn 5 năm đầu kể từ khi EVFTA có hiệu lực gần như tương tự với các cam kết của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). EVFTA chỉ mở cửa lĩnh vực viễn thông cao hơn so với WTO sau 5 năm đầu tiên, theo hướng tăng hạn mức vốn nước ngoài trong các liên doanh nhà mạng.
Ví dụ, WTO chỉ cho phép mở cửa đến 49% với các dịch vụ có hạ tầng, 65% với dịch vụ gia tăng. Nhưng với EVFTA, sau 5 năm nữa, thị trường sẽ mở hoàn toàn với dịch vụ gia tăng không có hạ tầng mạng.
Trong giai đoạn đầu, EVFTA hầu như không tạo tác động đáng kể nào về đầu tư nước ngoài trên thị trường viễn thông Việt Nam. Sau 5 năm nữa, thay đổi cũng chỉ đáng kể ở mảng dịch vụ giá trị gia tăng không có hạ tầng mạng. Khi đó, Việt Nam sẽ cho phép doanh nghiệp EU được thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Thị trường viễn thông sẽ cạnh tranh hơn khi có yếu tố nước ngoài
Khi xem xét về các ảnh hưởng của EVFTA với ngành viễn thông Việt Nam, có một thực tế là các doanh nghiệp viễn thông trong nước đều có nội lực tốt. Nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông của người dân thời gian qua được đáp ứng ổn về chất lượng và giá cả.
Số liệu: Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) |
Thực tế cho thấy, thị phần viễn thông Việt Nam hiện chủ yếu thuộc về 3 ông lớn là Viettel, MobiFone và VinaPhone. Đây hoàn toàn là những doanh nghiệp nhà nước. Nhiều công ty viễn thông nước ngoài từng đầu tư tại Việt Nam nhưng không thành công nên phải rút tiền về hoặc không thể phát triển đột phá được.
Dù Việt Nam mở cửa thị trường viễn thông theo cam kết với EVFTA, các nhà mạng nước ngoài hay những công ty liên doanh sẽ còn phải trải qua rất nhiều rào cản kỹ thuật, ví dụ như các giấy phép để cung cấp dịch vụ trong nước, các chính sách về quản lý kho số, tần số…
Do vậy, nhiều chuyên gia đưa ra nhận định rằng, việc các nhà mạng nước ngoài đầu tư vào Việt Nam cũng không phải là chuyện dễ dàng. EVFTA có hiệu lực sẽ tạo cơ hội cho cả hai bên, doanh nghiệp Việt có cơ hội tiếp cận thêm thị trường 500 triệu dân của EU, ngược lại các doanh nghiệp EU cũng sẽ cơ hội khác thác thêm thị trường mới.
Nhà mạng Việt Nam sẽ có thể cải thiện chuyên môn, công nghệ, quản trị, năng lực cạnh tranh nhờ sự hợp tác với các đối tác mới. |
Hiện tại, ngành viễn thông đang phải đối mặt với những thách thức như yêu cầu của khách hàng với dịch vụ viễn thông ngày càng cao, việc ứng dụng CNTT cũng mang tới những thách thức về an ninh, bảo mật. Trong 5 năm tới, thách thức này sẽ ngày một lớn hơn với những áp lực cạnh tranh từ phía các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài.
Tuy nhiên, cơ hội cũng là rất lớn với các nhà mạng Việt Nam khi môi trường kinh doanh trong nước sẽ ngày càng ổn định và minh bạch hơn. Bên cạnh đó, việc đầu tư ra một thị trường mới cũng sẽ mang tới những cơ hội mới.
Sự xuất hiện và đầu tư mở rộng thị trường của các doanh nghiệp nước ngoài cũng sẽ góp phần vào việc giúp tăng cầu dịch vụ. Các nhà mạng Việt Nam cũng có thể cải thiện chuyên môn, công nghệ, quản trị, năng lực cạnh tranh nhờ sự hợp tác với các đối tác mới đến từ Châu Âu.
Trọng Đạt