Bà mẹ học tiếng Anh từ con số 0 chỉ cách khiến con không còn sợ ngoại ngữ_kèo nhà cái 88
Từng là một bà mẹ “khả năng tiếng Anh bằng 0”,àmẹhọctiếngAnhtừconsốchỉcáchkhiếnconkhôngcònsợngoạingữkèo nhà cái 88 ở tuổi 34, chị Thu Hòa (Hà Nội) quyết “đập hết xây lại từ đầu”. Một trong những lý do khiến chị quyết định học lại tiếng Anh là mong muốn tìm ra phương pháp học tự nhiên, không áp lực và hiệu quả để đồng hành cùng con chinh phục thứ ngôn ngữ này.
Trên hành trình 4 năm ấy, đến hiện tại, cả ba mẹ con đã có thể sử dụng tiếng Anh thành thạo. Dưới đây là cách bà mẹ sinh năm 1984 giúp con không còn sợ tiếng Anh.
Một trong những lý do khiến chị Hòa quyết định học lại tiếng Anh là mong muốn tìm ra phương pháp học tự nhiên, không áp lực và hiệu quả để đồng hành cùng con chinh phục thứ ngôn ngữ này.
Học thụ động
Ngay từ khi các con còn rất nhỏ (1 - 4 tuổi), chị Hoà đã tận dụng hết “vốn liếng” tiếng Anh ít ỏi để giúp các con tiếp xúc với ngôn ngữ thông qua việc dán tên tiếng Anh cho các đồ vật trong nhà, chơi trò chơi với các loại thẻ hay các bộ phận cơ thể,… Đặc biệt, chị rất chăm chỉ thực hiện phương pháp “học thụ động” cho con bằng việc đều đặn mở các file mp3 chuẩn qua đài nhằm giúp các con cảm thụ tiếng Anh một cách tự nhiên nhất.
Cho đến nay, chị không phải cho con đi học thêm bất kỳ khoá học phát âm nào. Bản thân chị cũng không cần can thiệp vào việc phát âm tiếng Anh của con. Bà mẹ sinh năm 1984 đề cao phương pháp này bởi tính hiệu quả mà đơn giản, mọi cha mẹ đều có thể áp dụng. Hiện, chị và các con vẫn áp dụng cách “học thụ động” như vậy hàng ngày.
Không chạy đua theo các trung tâm, khoá học
Khi các con đã lớn lên, cảm thấy không còn đủ tự tin để tiếp tục dạy con, như bao bà mẹ khác, chị Hoà đã tìm hiểu các trung tâm học tiếng Anh, rồi cho con đi kiểm tra trình độ miễn phí ở rất nhiều nơi. “Các trung tâm đều hứa hẹn và vẽ ra một lộ trình đầy đủ. Nhưng để có thể theo hết lộ trình ấy, mức tài chính bỏ ra là một khoản tiền khổng lồ”. Chính vì gánh nặng quá lớn, chị quyết định dừng lại, tìm kiếm một con đường khác phù hợp hơn, giúp con có thể sử dụng được tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ.
Trên hành trình tự học lại tiếng Anh của mình, chị Hòa nhận ra rằng, tiếng Anh không thể “đóng gói” trong các khoá học, tức cứ học xong khoá học này là sẽ đạt đến một trình độ nào đó. Bên cạnh đó, môi trường học với yếu tố nước ngoài cũng không phải là yếu tố mang tính quyết định đối với hiệu quả học.
Theo chị, điều quan trọng là phải cởi bỏ được tư duy này, xác định được vai trò của bản thân người học trên con đường chinh phục ngôn ngữ. Từ đó, chị bắt đầu giúp con xây dựng ý thức để tự học chủ động thay vì lệ thuộc vào yếu tố “ngoài thân”.
Linh hoạt trong việc học
Rút kinh nghiệm từ bản thân trước đây, mỗi khi nghĩ tới việc học tiếng Anh là mở sách, mở giáo trình khiến thời gian học trở nên buồn tẻ, áp lực, chị Hoà đã tìm nhiều cách để đa dạng hoá việc học cho các con.
Thay vì bám theo giáo trình khiến việc học trở nên nhàm chán, hạn hẹp, chị đã linh hoạt trong việc tổ chức việc học và công cụ sử dụng. Ví dụ, học tiếng Anh qua flash card. Đây là một trong những công cụ học chị Hoà áp dụng và thấy rất hiệu quả.
Tương ứng với mỗi lứa tuổi và năng lực của con, bà mẹ này lại đầu tư những bộ flash card tương ứng để biến việc học thành “trò chơi” rất thú vị và vui vẻ: có khi là cùng chơi ghép thẻ hình với thẻ chữ tương ứng, có khi là tìm thẻ tiếng Anh tương ứng với thẻ tiếng Việt, có khi con lại hoá thân thành nhân vật để thuyết trình về đặc điểm của các nghề nghiệp hay con vật nào đó,…
Ngoài ra, theo chị Hòa, “nếu con thích học qua bài hát, cha mẹ hãy khuyến khích con hát theo, tới khi thuộc và có thể hát lại được. Cứ tích góp từng bài như thế, cuối cùng năng lực tiếng Anh của con cũng sẽ tiến bộ.
Hay nếu con thích học qua các bộ phim, cha mẹ có thể cho con xem hết một lượt để hiểu nội dung. Tiếp theo, cho con xem đi xem lại khoảng 10 lần cho một bộ, mỗi lần chỉ xem 10 phút, nhưng làm sao để đạt đến ngưỡng tắt phụ đề và âm thanh mà vẫn có thể lồng lại tiếng của nhân vật.
Theo chị Hòa, những câu nói trong phim ảnh hay lời bài hát vừa là đời sống, vừa đẹp và mang tính nhân văn, con hoàn toàn có thể học theo. Dĩ nhiên, bố mẹ cần giúp con chọn lọc những bài hát và bộ phim mà nội dung được đảm bảo và có nhiều ý nghĩa.
Học song ngữ Anh – Việt
Trong quá trình tự học lại tiếng Anh, chị Hoà nhận ra rằng, việc học theo phương pháp song ngữ Anh – Việt đã giúp cho bản thân chị hiểu nghĩa và dễ ghi nhớ cụm từ vựng hay câu tiếng Anh hơn. Hiện tại, các con chị cũng cùng lúc được phát triển song song hai ngôn ngữ nên cách này không chỉ xây dựng được kho từ vựng tiếng Anh mà vốn tiếng Việt của con cũng ngày càng phong phú.
Bên cạnh đó, theo chị Hòa, phụ huynh nên cho con học theo nguyên tắc 7 – 3. “Có một hình ảnh rất hay ví việc học tiếng Anh như ăn buffet. Nếu bạn đau dạ dày, đừng thấy người ta chọn món cay, khen ngon mà cũng lao vào ăn”. Học tiếng Anh cũng vậy, khả năng của bạn ở đâu, hãy chọn những thứ mà bản thân yêu thích và có thể “tiêu hóa” được thì mới hiệu quả.
Nguyên tắc 7 – 3, tức 7 phần đã biết, 3 phần chưa biết sẽ giúp bạn lựa chọn được thứ phù hợp với năng lực bản thân. Như vậy, việc học sẽ không gây căng thẳng, áp lực quá cho não; nhưng cũng không quá dễ để não không làm việc. Cho nên, theo chị Hòa, nguyên tắc này rất phù hợp để áp dụng trong việc học tiếng Anh cũng như mọi môn học khác.
Hàng ngày, chị Hòa kiên trì trở thành người bạn đồng hành đọc tiếng Việt để con “chuyển ngữ” sang tiếng Anh.
Thế giới ngày càng thay đổi một cách nhanh chóng và có nhiều sự kiện mới mà lịch sử chưa từng có, ví dụ như đại dịch Covid-19. Vì thế, ngôn ngữ cũng phát triển theo để đáp ứng nhu cầu sử dụng của xã hội. Do đó, muốn sử dụng được ngôn ngữ buộc phải học đều đặn hàng ngày.
Ý thức được điều này, chị Hoà mong muốn xây dựng thói quen học tiếng Anh đều đặn cho các con với mong muốn con dần sẽ tự ý thức và chủ động, coi việc học như cơm ăn nước uống hàng ngày.
Và, điều quan trọng nhất trên hành trình cùng con chinh phục tiếng Anh, theo chị Hòa, là sự đồng hành của cha mẹ. Chị cho rằng, có thể cha mẹ không quá giỏi về tiếng Anh, nhưng hoàn toàn có thể học cùng trẻ thông qua việc cùng con tra các từ mới, cùng nghe phát âm, sau đó động viên con tập nhắc lại nhiều lần; hoặc trở thành người bạn đồng hành đọc tiếng Việt để con “chuyển ngữ” sang tiếng Anh.
“Nếu chỉ phó mặc việc học là của thầy cô và con hay để mặc trẻ tự bơi, xoay sở việc học một mình, trẻ sẽ không có động lực để cố gắng”, chị Hòa nói.
Thúy Nga
Bà mẹ 8X từng kém tiếng Anh, quyết ‘đập hết xây lại từ đầu’
Từng tốt nghiệp ở ngôi trường đại học hàng đầu, sau đó vào làm cho một công ty nước ngoài, nhưng chị Hòa thừa nhận, có thời điểm, chị cảm thấy rất khổ sở khi không thể truyền đạt ý kiến với cấp trên do vốn tiếng Anh ít ỏi.