Chấm thi THPT quốc gia: Bộ trưởng Nhạ yêu cầu không lơ là, chủ quan trong mọi công đoạn_tài xỉu bóng đá

Đặt máy phá sóng điện thoại khu vực chấm thi

Tại tỉnh Tuyên Quang,ấmthiTHPTquốcgiaBộtrưởngNhạyêucầukhônglơlàchủquantrongmọicôngđoạtài xỉu bóng đá theo báo cáo của Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia của địa phương này, toàn tỉnh có hơn 7.700 bài thi tự luận và trên 23.000 bài thi trắc nghiệm. Hiện công tác chấm thi đang được thực hiện theo đúng quy trình. Các điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật tại khu vực chấm thi được bảo đảm, hệ thống camera hoạt động ổn định, lực lượng an ninh túc trực 24/24h.

{keywords}
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trao đổi với Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia tỉnh Phú Thọ.

Còn tại tỉnh Phú Thọ, theo ông Trịnh Thế Truyền - Giám đốc Sở GD-ĐT, từ ngày 30/6, công tác chấm bài thi trắc nghiệm đã được triển khai và do Trường ĐH Thương Mại chủ trì.

Đối với bài thi tự luận, Sở đã huy động 80 giáo viên THPT tham gia vào công tác chấm thi. Tính đến ngày 3/7, cán bộ chấm thi đã chấm được 20% tổng số bài. Tại khu vực chấm thi được bố trí bảo đảm an toàn tuyệt đối, tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất cho cán bộ chấm thi và các lực lượng liên quan.

Ngoài ra, Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia tỉnh Phú Thọ đã bố trí cán bộ an ninh trực 24/24h; riêng khu vực chấm thi được bố trí máy phá sóng điện thoại và có máy kiểm tra an ninh.

{keywords}
Máy phá sóng được đặt tại khu vực chấm thi THPT quốc gia của hội đồng thi Phú Thọ.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho hay, qua báo cáo của 2 địa phương và qua kiểm tra thực tế cho thấy, hiện chưa có vấn đề gì phát sinh ngoài quy định, kể cả đối với chấm thi tự luận và trắc nghiệm. Các công đoạn được thực hiện theo đúng quy chế, từ việc bố trí cán bộ chấm thi cho đến các lực lượng vòng trong, vòng ngoài.

Tránh du di

Chia sẻ với các cán bộ làm công tác coi thi, chấm thi, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh: “Một mặt chúng ta làm nghiêm, đúng quy trình nhưng mặt khác cũng cần tạo không khí nhẹ nhàng, môi trường làm việc thuận lợi để các cán bộ, giám thị làm việc thoải mái. Có như vậy năng suất, chất lượng mới cao được”.

{keywords}
 

Bộ trưởng cũng lưu ý cần làm đúng theo quy trình là chấm xong vòng 1, vòng 2, sau đó chọn những bài điểm cao hoặc những bài có dấu hiệu cần phải thẩm định để chấm kiểm tra lại. “Tránh tình trạng chưa xong đã chấm kiểm tra thì không chính xác. Quan điểm là an toàn, chính xác, trung thực và khác quan, để những bài điểm cao phải thực sự xứng đáng vì đó là công sức của thí sinh và các em tự hào về điểm số của mình”, Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng nhấn mạnh: “Phải hết sức cẩn thận, không được phép chủ quan, lơ là ở tất cả các công đoạn; trong đó có công đoạn nghiệm thu từ người này, sang người khác. Phải thực hiện đầy đủ các bước và có xác nhận bằng chữ ký. Đây là điều bắt buộc phải làm trong một quy trình trên nguyên tắc đúng việc, đúng người. Tránh tình trạng du di nộp rồi ký hoàn thiện sau và đến lúc bắt đầu kiểm tra hồ sơ mới hoàn thiện”.

“Tinh thần là làm đến đâu, phải chắc và chuẩn đến đấy. Phản ánh đúng mục đích xét tốt nghiệp THPT cho học sinh nhưng đồng thời cũng là cơ sở để các trường ĐH, CĐ yên tâm, tin tưởng vào kết quả của kỳ thi để xét tuyển”, Bộ trưởng Nhạ nêu rõ”.

Lương Hùng

"Ban chỉ đạo yêu cầu Lạng Sơn chấm thi nghiêm túc"

"Ban chỉ đạo yêu cầu Lạng Sơn chấm thi nghiêm túc"

Ông Trần Quốc Tuấn, Giám đốc Sở GD-ĐT Lạng Sơn nói về nỗi niềm giáo viên được triệu tập đi chấm thi THPT quốc gia tại địa phương năm nay.