NSND Hoàng Cúc: “Đã có lúc người thân trong nhà nhìn tôi chết lặng…”_keonhacai5 me
30 tết vẫn phải đi cấp cứu
Nữ nghệ sĩ tâm sự,àngCúcĐãcólúcngườithântrongnhànhìntôichếtlặkeonhacai5 me trong cuộc đời của bà, có hai vai diễn khiến bà tốn nhiều công sức nhất là “Bỉ vỏ” và “Hoa hồng trên ngực trái”. Khi đóng “Bỉ vỏ”, bà phải diễn cảnh ngã xuống sông, ngã xuống tàu thật nên rất đau đớn.
Thậm chí, diễn cảnh phun nước cả đêm ngoài bãi cùng với diễn viên Dũng Nhi cảm giác như “chết đến nơi” vậy mà cuối cùng vẫn bình an. Khi đóng “Hoa hồng trên ngực trái”, vì đang mang trọng bệnh nên sau khi hoàn thành vai diễn, bà cảm thấy bị sa sút về mặt sức khoẻ.
“Vừa rồi, khi đi kiểm tra sức khoẻ thì bệnh ung thư của tôi không di căn nữa nhưng trước đó phải trải qua hai cuộc phẫu thuật. 30 tết tôi phải đi cấp cứu nhưng không dám cho ai biết cả. Chỉ có chồng và hai đứa con biết thôi. Lúc siêu âm, tôi phát hiện ruột thừa có vấn đề và có khối u trong bàng quang. Sau tết, tôi phải trải qua hai ca mổ và đến bây giờ vẫn phải chạy thuốc. Tôi đùa với bạn bè rằng, ruột thừa thì xong rồi nhưng bàng quang thì sắp thủng”, NSND Hoàng Cúc lạc quan.
NSND Hoàng Cúc chia sẻ rằng, trên sân khấu, phim ảnh… bà đã khóc rất nhiều nhưng ngoài đời bà lại rất ít khóc. Thậm chí, có những lúc bà ốm nặng tới mức sợ không qua khỏi, người thân trong nhà nhìn bà chết lặng… nhưng bà nhìn họ vẫn nở nụ cười.
Chạy hoá trị đến mũi thứ sáu, tôi sụp đổ hoàn toàn. Lúc hoá trị xong phải mua một tảng đá lạnh to như viên gạch để chườm lên đỉnh đầu cho đỡ nóng. Lúc đó chỉ có cảm giác trận chiến của mình sắp kết thúc. Nhưng rồi lại nghĩ, mình phải thắng trong trận chiến này. Không có lí do gì mình phải chết lãng xẹt như thế. Muốn thắng được phải hiểu rõ căn bệnh của mình và tôi lao vào đọc rất nhiều tài liệu. Nhiều người bảo “bây giờ bà này chia sẻ về bệnh ung thư như bác sĩ chuyên khoa” là bởi tôi đã đọc rất nhiều sách.
Người ta bảo, phải “lắng nghe cơ thể bạn” nhưng tôi đã có một thời gian quá dài không để ý tới sức khoẻ của mình. Đi làm thêm, cả ngày trời quên không ăn. Đi diễn về nửa đêm vẫn lao vào tắm. Trước đó, chị tôi bị basedow điều trị rồi chết trong nhà mình. Quá nhiều nguyên nhân dẫn đến bị dồn nén là do thiếu hiểu biết. Chính những điều đó đã hun đúc nên sự trải nghiệm và hiểu biết để mình rèn luyện sự mạnh mẽ.
Trước đây, khi còn khoẻ, cứ cuối tuần, tôi lại rủ đám bạn đi nhậu. Bây giờ cũng thế, cứ cuối tuần là kiểu gì cũng rủ một đám bạn đến nhà chơi, trò chuyện. Trong một cuốn tiểu thuyết tôi đọc được có câu “trông chết cười ngạo nghễ” cho nên tôi xem cái chết không có gì đáng sợ. Cứ sống vui hôm nay đi, chuyện ngày mai tính sau. Ngày nào mình còn cảm thấy vẫn vui được thì cứ vui.
Thời điểm bị bệnh, tôi hay đi xoa bóp, bấm huyệt ở các cơ sở của người khiếm thị. Tiếp xúc với họ tôi thấy mình học được nhiều thứ lắm. Họ không nhìn thấy nhưng họ hiểu biết và sống lạc quan lắm. Chính họ đã khiến tôi thay đổi rất nhiều về nhận thức”, NSND Hoàng Cúc trải lòng thêm.
Thấy mình sống lại sau một thời gian bạo bệnh
Chia sẻ về cuộc sống hôn nhân ở tuổi “xế chiều”, nữ nghệ sĩ rưng rưng những niềm hạnh phúc. Bà bảo, thấy mình dường như được sống lại sau một khoảng thời gian bạo bệnh. Ông xã như một người thầy, người anh, người chồng hết mực yêu thương. Trên hết là người mang đến cho bà rất nhiều cảm xúc khiến bà luôn cảm thấy yên bình.
“Nhà hát Kịch Hà Nội ngày xưa làm một số chương trình nên rất thân với anh, trong đó có mình. Mình là người thân với anh đầu tiên. Quen biết nhau cũng lâu, cũng chia sẻ với nhau nhiều trong cuộc sống nhưng vì lúc đó anh đang có gia đình nên mọi thứ chỉ dừng ở mức độ cho phép. Ngay cả khi vợ anh mất, tôi cũng không bao giờ nghĩ mình sẽ đi bước nữa.
Bởi cuộc sống lúc đó đang rất bình yên và thoải mái. Tôi sống với vợ chồng con trai và hai đứa cháu vô cùng đáng yêu. Mỗi ngày, mình lập nên rất nhiều lịch trình, đi du lịch, đi thăm thú bạn bè, đi chia sẻ về bệnh ung thư và đi từ thiện. Trong hành trình của mình bao giờ cũng có những đứa con, đứa cháu bên cạnh.
Với ngần đó năm sống, va vấp với cuộc đời, đã có lúc mình nghĩ không dại gì đi lập gia đình với người mình không quý trọng, không yêu thương. Và càng không thể nào đi tới một cuộc hôn nhân mà hạnh phúc đó không thuộc về mình. Nhưng mọi thứ đến có lẽ bởi duyên phận. May mắn là duyên phận đó đến với mình hoàn hảo. Dẫu có thế nào thì vợ chồng vẫn cứ phải “phu thê tương kính như thân”, cái đó mới duy trì được hôn nhân lâu dài và sống hoà hợp với nhau được”.
Từng bị kỷ luật vì trốn đi đóng phim
Ngược dòng hoài niệm, nữ nghệ sĩ kể, thời còn trẻ, bà từng có ý định theo học thanh nhạc. Nhưng rồi những người xung quanh khuyên bà nên theo nghiệp sân khấu vì tuổi thọ của nghề này dài hơi hơn so với ca hát. Lúc bà hoàn thành chương trình học về sân khấu thì đi khắp các nhà hát lớn để xem các vở kich.
Và khi đến Đoàn Kịch Hà Nội (nay là Nhà hát Kịch Hà Nội) thì bà bị mê mẩn bởi vở “Âm mưu và tình yêu” của đoàn này. Những vai diễn do NSƯT Thanh Tú, Đam Ca, Trần Vân và Minh Trang… đã mê hoặc bà thật sự. Lúc đó, Hoàng Cúc nghĩ đây chính là nơi mình nên xin vào làm việc. Để được nhận vào làm nơi này, bà phải trải qua khá nhiều khó khăn và thử thách.
“Thời kỳ mới về Nhà hát Kịch Hà Nội tôi chỉ có 46kg thôi. Mỗi lần lên sân khấu lại phải độn toàn thân. Tôi có nói với Hoàng Dũng và Hồng Sơn là “Tại sao chúng mình gầy đến thế nhỉ?”. Thời bao cấp làm nhiều quá mà không có cái ăn nên không đủ sức khoẻ nữa.
Buổi sáng lên đoàn tập vở, buổi trưa chạy rất nhanh đến truyền hình để diễn những vở kịch lấy tiếng trực tiếp, buổi tối lại đi diễn sân khấu cho khán giả xem. Thậm chí, nhiều khi còn xin một lá đơn lấy lí do con ốm để trốn đi đóng phim ở ngoài. Đóng phim nhưng đến giờ lại phải hộc tốc trở về để kịp suất diễn bắt đầu vào 8h tối.
Các nghệ sĩ miền Bắc gọi thời đó là nghệ sĩ bao cấp. Có những vở diễn phải nhận cả 4 vai như trong vở “Em đẹp dần lên trong mắt anh”. Người nghệ sĩ nghèo đến độ một đêm diễn không đủ tiền ăn một bát phở. Tôi đảm nhận cả 4 vai diễn nhưng diễn xong không thở nổi nữa.
Chính vì cát sê một đêm diễn không đủ tiền ăn bát phở, lương không đủ để nuôi con… nên trong cái khó ló cái khôn.
Mới đầu, ai mời làm truyền hình tôi đều nhận hết. Đóng phim thời đó phải trốn. Đến mức Đoàn trưởng Đoàn Kịch Hà Nội phải cho người ra canh ở cửa. Nếu thấy người của đoàn phim bên Thuỵ Khuê (Hãng Phim truyện Việt Nam) đến thì chắc chắn chỉ có tìm Hoàng Cúc. Chính vì chuyện này mà tôi từng bị kỷ luật.
Những người ở Đoàn Kịch Hà Nội thời bấy giờ, anh Hoàng Dũng đi bán quần áo trẻ con ở phố Hàng Đường, chị Minh Vượng đi bán giày dép, chị Kim Xuyến mở tiệm áo cưới… tôi cũng tập toẹ mở tiệm áo cưới. Nhưng không biết có phải vì người ta thương nghệ sĩ không mà đến rất đông. Ngay năm đầu tiên, tiền lãi đã đủ mua được một xem dream Thái. Mặc dù vậy, tôi vẫn chưa bao giờ nghĩ mình sẽ bỏ nghề diễn. Nghề diễn với tôi là nghiệp, là sứ mệnh”, NSND Hoàng Cúc nhớ lại.
(Theo Dân Trí)
Diễn viên Hoàng Cúc 9 năm chống chọi ung thư, sẵn sàng đón nhận cái chết
63 tuổi, đã có tới hàng chục năm chiến đấu với bệnh tuyến giáp và ung thư vú nhưng diễn viên Hoàng Cúc vẫn giữ nguyên tinh thần lạc quan hiếm thấy.