TP.HCM bác đề nghị huy động vốn của 2 dự án nhà ở_thông tin các trận đấu tối nay
Chiều 28/3,ácđềnghịhuyđộngvốncủadựánnhàởthông tin các trận đấu tối nay UBND TP.HCM tổ chức họp báo định kỳ thông tin về tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố.
Tại cuộc họp, đại diện Sở Xây dựng TP.HCM thông tin về việc xác nhận điều kiện huy động vốn của dự án nhà ở mới, nêu nguyên nhân khan hiếm nguồn cung nhà ở và kết quả tháo gỡ vướng mắc pháp lý của 148 dự án bất động sản.
Ông Lý Thanh Long, Chánh Văn phòng Sở Xây dựng TP.HCM, cho biết, trong hai tháng đầu năm, Sở Xây dựng nhận được hai hồ sơ đề nghị thông báo đủ điều kiện huy động vốn. Tuy nhiên, qua xem xét, cả hai dự án nhà ở này đều chưa đạt.
Thực tế, vẫn có sản phẩm nhà ở được đưa ra thị trường, nhưng đây là những dự án được Sở Xây dựng xác nhận đủ điều kiện từ trước đó.
Theo đánh giá của lãnh đạo Sở Xây dựng TP.HCM, nguyên nhân dẫn đến khan hiếm nguồn cung nhà ở mới không hoàn toàn do lo ngại tâm lý thị trường chưa hồi phục. Bởi theo số liệu của Cục Thống kê, hai tháng đầu năm 2024, doanh thu kinh doanh bất động sản tăng 20,1% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, trong dài hạn, yếu tố pháp lý dự án sẽ ảnh hưởng lớn đến nguồn cung. Về số lượng dự án nhà ở được chấp thuận chủ trương đầu tư, hơn hai năm qua chỉ có 5 dự án. Cụ thể, năm 2022 có 2 dự án, năm 2023 có 2 dự án và quý I/2024 có 1 dự án.
“Mặc dù chưa có số liệu chính thức từ Sở Tài nguyên và Môi trường, nhưng qua theo dõi thì chưa thấy dự án nhà ở mới được giao đất. Nhiều dự án dù đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận đầu tư nhưng lại vướng mắc các thủ tục khác. Do đó, khi xem xét điều kiện huy động vốn, các dự án này không đáp ứng được”, ông Long thông tin.
Về giải pháp khơi thông nguồn cung nhà ở, đặc biệt là phân khúc nhà ở bình dân, Chánh Văn phòng Sở Xây dựng TP.HCM cho rằng các vướng mắc pháp lý dự án không chỉ đến từ Sở Xây dựng mà còn từ nhiều sở, ngành khác.
UBND TP.HCM đã nhận thấy vấn đề này và thời gian qua có nhiều giải pháp, như: Thành lập Tổ công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án đầu tư; phân nhóm các dự án có cùng vướng mắc; giao trách nhiệm trực tiếp cho từng sở, ngành theo chức năng; họp chuyên đề định kỳ hàng tháng...
Tuy nhiên, lãnh đạo Sở Xây dựng TP.HCM đánh giá tại từng thời điểm, rất khó xác định cụ thể dự án đang vướng mắc hoặc đã được tháo gỡ. Bởi các dự án nhà ở sẽ trải qua nhiều bước thủ tục đầu tư khác nhau và theo các quy định khác nhau. Do vậy, công việc này phải được thực hiện liên tục.
Về kết quả tháo gỡ vướng mắc pháp lý cho 148 dự án bất động sản trên địa bàn TP.HCM, ông Lý Thanh Long cho hay có 189 kiến nghị liên quan đến các dự án này. Trong đó, có 19 kiến nghị thuộc chức năng giải quyết của Sở Xây dựng.
Đến quý III/2023, TP.HCM đã giải quyết được 52/189 kiến nghị, đạt 27,5%. Trong đó, Sở Xây dựng giải quyết được 16/19 kiến nghị, đạt tỷ lệ 84%.
113 dự án được gỡ vướng, bất động sản TP.HCM vẫn còn khó khănTừ cuối năm 2022 đến nay, UBND TP.HCM đã triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc pháp lý cho các dự án bất động sản. Đến nay, đã có 113 dự án được gỡ vướng.