Ngừng dịch vụ 2G diễn ra êm đềm, không ảnh hưởng người dùng cả nước_kqbd nurnberg
Trong ngày 15/10,ừngdịchvụGdiễnraêmđềmkhôngảnhhưởngngườidùngcảnướkqbd nurnberg các nhà mạng tại Việt Nam đã ngừng hoàn toàn việc cung cấp dịch vụ mạng 2G trên cả nước, ngoại trừ các vùng hải đảo, nhà giàn DK, biên giới vẫn tiếp tục duy trì sóng 2G để phục vụ liên lạc, an ninh quốc phòng...
Lác đác người dùng tới điểm giao dịch viễn thông
Kể từ thời điểm 0 giờ ngày 16/10, các thiết bị điện thoại di động chỉ hỗ trợ sóng 2G sẽ bị vô hiệu hóa, không thể thực hiện các chức năng nghe, gọi hay nhắn tin.
Trên thực tế, số thuê bao đang sử dụng thiết bị chỉ hỗ trợ mạng 2G tại Việt Nam còn lại rất ít, chủ yếu sống tại các khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu.
Trong thời gian qua các nhà mạng như Viettel, Vinaphone, MobiFone, Vietnamobile... đã liên tục nhắn tin, nhắc nhở những thuê bao còn đang sử dụng thiết bị chỉ hỗ trợ mạng 2G để người dùng chuyển đổi lên thiết bị mới, đảm bảo thông tin liên lạc không bị gián đoạn.
Ghi nhận nhóm phóng viên báo Dân trítại phòng giao dịch ở các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Huế... cho thấy trong ngày đầu ngừng cung cấp dịch vụ mạng 2G không xảy ra tình trạng quá tải do người dùng gặp trở ngại trong quá trình liên lạc.
Tại Hà Nội trong sáng 16/10, người dùng đến đổi thiết bị từ 2G lên 4G diễn ra không nhiều, chỉ lác đác một số trường hợp chưa kịp nắm thông tin từ sớm.
Bà Nguyễn Thị Dậu (83 tuổi) sống tại Thanh Xuân, Hà Nội cho biết: "Tôi đi làm lại cả sim và máy, nghe thông tin từ báo đài trước ngày 16/10 máy sẽ không thể liên lạc, tôi cùng cháu gái cùng nhau đi làm lại từ sáng sớm. Hai bà cháu rất bất ngờ vì được tặng 1 chiếc điện thoại mới và sim miễn phí".
Nhân viên cửa hàng Viettel Store trên đường cầu Bươu (Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ: "Người dùng đến cửa hàng để nâng cấp lên thiết bị 4G rất ít. Việc này chỉ diễn ra sôi động vào cuối tháng 8, đầu tháng 9 khi nghe thông tin thiết bị và sim 2G sẽ không còn thể liên lạc, người dùng đã chủ động đến chuyển đổi".
Các điểm giao dịch này vẫn hoạt động với lượng khách hàng như bình thường, trong đó người dùng chủ yếu giao dịch liên quan đến đăng ký các gói cước, trả phí dịch vụ...
Tại Huế, nhiều người dùng cho biết họ có nhận được tin nhắn từ nhà mạng về việc dừng dịch vụ 2G nên đã chủ động đổi sang thiết bị mới hỗ trợ mạng 4G để đảm bảo việc liên lạc không bị gián đoạn.
Quá trình dừng dịch vụ 2G tại Việt Nam diễn ra êm đềm
Chia sẻ với phóng viên Dân trí, một đại diện nhà mạng Viettel cho biết quá trình dừng dịch vụ 2G sẽ chỉ ảnh hưởng đến những người đang sử dụng các loại điện thoại đời cũ, chỉ hỗ trợ mạng 2G.
Để không gặp gián đoạn trong việc liên lạc, thuê bao chỉ cần đổi sang các thiết bị hỗ trợ công nghệ mạng mới hơn và họ có thể tự thực hiện điều này mà không cần phải đến các phòng giao dịch của nhà mạng để nhờ giúp đỡ.
Hiện số lượng người dùng thiết bị 2G tại Việt Nam còn lại rất ít, đến nay các phòng giao dịch của nhà mạng hầu như không nhận được phản ánh nào của người dùng về việc mất liên lạc do dừng sóng 2G.
Ghi nhận của phóng viên Dân trítại các hệ thống bán lẻ điện thoại di động cũng cho thấy lượng người dùng mua mới các loại điện thoại sau khi dịch vụ 2G ngừng cung cấp không tăng đột biến, điều này đồng nghĩa với việc dừng sóng 2G không ảnh hưởng đến người dùng hoặc họ đã chủ động đổi thiết bị từ trước.
Trong khi tại TPHCM, việc người dùng sử dụng thiết bị 2G nâng cấp lên 4G cũng không có nhiều.
Như vậy, có thể nói nhờ có lộ trình rõ ràng và thời gian chuẩn bị kéo dài, đến thời điểm hiện tại, quá trình dừng dịch vụ 2G tại Việt Nam diễn ra êm đềm, hầu như không ảnh hưởng gì đến các thuê bao di động trên cả nước.
Hiện tại các nhà mạng cũng đang có chương trình khuyến mãi, hỗ trợ người dùng bằng tiền hoặc giá cước để chuyển đổi từ các loại điện thoại 2G đời cũ lên điện thoại mới hơn để đảm bảo quá trình kết nối luôn được liền mạch.