Nhiều người chỉ mới 18, đôi mươi đã rụng tóc, hói đầu_tỉ lệ kèo 88.com
Tiến sĩ Vũ Thái Hà,ềungườichỉmớiđôimươiđãrụngtóchóiđầtỉ lệ kèo 88.com Trưởng khoa Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc (Bệnh viện Da liễu Trung ương), cho hay số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị rụng tóc ngày càng nhiều.
“Trung bình mỗi tuần khoa tiếp nhận 50 bệnh nhân đến khám, tư vấn điều trị về rụng tóc, hói đầu. 75% trong số đó là nam giới, nhiều người mới ngoài 20-25 tuổi đã hói đầu. Đặc biệt, nhiều người khám rụng tóc, hói đầu kèm theo tóc bạc sớm”, Tiến sĩ Thái Hà chia sẻ với VietNamNet, bên lề Hội nghị Da liễu - Thẩm mỹ toàn quốc lần thứ 7, ngày 31/5.
Theo Tiến sĩ Hà, thông thường rụng tóc hói thường xuất hiện ở người trên 40 tuổi, đôi khi sẽ xuất hiện khá sớm ở độ tuổi từ 18-30. Trường hợp bệnh nhân nhỏ tuổi nhất đến khám rụng tóc là bé trai 2 tuổi, mắc bệnh lý khiến bé rụng tóc toàn thể (rụng hết tóc, lông mày, lông mi).
Các bác sĩ cho biết những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến rụng tóc như lạm dụng hóa chất nhuộm tóc, nhuộm với tần suất dày khiến tóc gãy, chẻ và hư tổn; sử dụng lượng nhiệt cao; buộc tóc gây co kéo, căng thẳng thần kinh, thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, yếu tố dinh dưỡng, bệnh lý.
Dấu hiệu của rụng tóc kiểu hói ở nam giới có thể xuất hiện từ thời kỳ thanh thiếu niên (14-15 tuổi). Đến 20-25 tuổi, khi hệ nội tiết tố sinh dục nam đạt ngưỡng cao nhất, đàn ông sẽ có các biểu hiện mạnh hơn của rụng tóc, hói đầu. Ở giai đoạn dậy thì, các tuyến nội tiết sinh dục tăng cường hoạt động, hormone thuộc nhóm androgen được sản xuất nhiều hơn. Với những người có gene gây hói, hormone càng hoạt động mạnh, làm cho tình trạng rụng tóc xuất hiện nhiều, sớm hơn.
Các nghiên cứu chỉ ra stress làm tăng giai đoạn telogen, khiến giai đoạn rụng tóc dài ra, số lượng tóc rụng nhiều hơn. Khi bị stress, chúng ta sẽ đẩy những nang tóc trong giai đoạn phát triển tiến dần vào trạng thái ngừng hoạt động. Khi căng thẳng, nhiều người có thói quen sờ tay lên da đầu, nhổ tóc, nhất là với học sinh. 80-90% bệnh nhân rụng tóc mảng gặp stress, căng thẳng, áp lực.
Tóc là một phần cơ thể, cũng cần được nuôi dưỡng. Đó là lý do sau những đợt ốm như sốt xuất huyết, sốt virus, phải phẫu thuật; thực hiện chế độ ăn kiêng, giảm cân, phụ nữ sau sinh..., nhiều người có hiện tượng rụng tóc.
Theo Tiến sĩ Vũ Thái Hà, nhiều phương pháp để điều trị rụng tóc như dùng thuốc, laser, huyết tương giàu tiểu cầu. Cụ thể, phương pháp sử dụng tia laser có tác dụng tạo nhiệt, tạo tổn thương nhỏ, kích thích nang tóc, giảm viêm, tăng tuần hoàn giúp tóc phát triển. Một số nghiên cứu và thực tế lâm sàng đã cho thấy phương pháp này hiệu quả, đặc biệt với rụng tóc hói ở nam giới.
Sử dụng botulinum toxin giúp làm giảm sức căng cơ vùng đầu, giúp mạch máu nuôi dưỡng chảy tốt hơn, nuôi tóc tốt hơn, ức chế DHT giảm tiết dầu… cũng được áp dụng. Ngoài ra, lăn kim, sóng cao tần, kết hợp dùng một số thuốc, nguyên tố vi lượng cũng được nghiên cứu, ứng dụng nhưng còn nhiều tranh cãi.
Với biện pháp cấy tóc, theo bác sĩ Hà, cách này chỉ dùng cho người bị rụng tóc hói đã mất hoàn toàn nang tóc, điều trị nội khoa không tiến triển; hoặc người trán cao cần hạ chân tóc xuống. Người rụng tóc giai đoạn ngừng phát triển hay rụng tóc mảng không được chỉ định cấy tóc.
Theo PGS.TS Lê Hữu Doanh, Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, chăm sóc y khoa nói chung và lĩnh vực da liễu, thẩm mỹ nói riêng trong những năm qua có nhiều tiến bộ vượt bậc. "Điều này đòi hỏi những người làm trong lĩnh vực này phải liên tục nghiên cứu, tìm tòi và cập nhật các kiến thức mới để cho bệnh nhân được hưởng những tiến bộ y khoa tiên tiến nhất, hạn chế những rủi ro y tế", bác sĩ Doanh chia sẻ.
Thói quen tắm nhiều lần trong ngày có gây hại da?Trời mùa hè nắng nóng, oi bức, nhiều người khó chịu với cảm giác dấp dính mồ hôi, bụi bẩn trên người nên có thói quen tắm nhiều lần mỗi ngày.