Fabet

Tin thể thao 24H Chê Huế 'ám khí', 'nhang khói như nghĩa trang', cộng đồng mạng nổi giận_cao nhà cái

Chê Huế 'ám khí', 'nhang khói như nghĩa trang', cộng đồng mạng nổi giận_cao nhà cái

Những ngày qua,êHuếámkhínhangkhóinhưnghĩatrangcộngđồngmạngnổigiậcao nhà cái cộng đồng mạng “dậy sóng” với một bài viết chê Huế bằng những từ như "ám khí", “xập xệ” và “nhang khói như nghĩa trang”.

Theo đó, chủ tài khoản Facebook có tên T.H.D đã viết: “Huế của ông nhà thơ của ông nhà văn nào đó ngày càng xập xệ. Hương khói người dân đốt khắp nơi.

Cứ bước chân ra đường là nhang khói cắm vô tội vạ. Vẫn nghe người ta nói Huế âm khí nặng nhưng nói thật là mấy cái hương khói này làm tăng cảm giác lang thang ở nghĩa trang hơn. Mà lạ thật, cái mùi nhang nó không hay ho, quyến rũ như Hội An đâu".

Chủ tài khoản này còn dùng nhiều câu từ nặng nề để viết về Huế như: “Trời ơi, khung cảnh lăng thê lương”; “Hoảng quá, xin phép dông thẳng. Tự hứa với lòng mình 5 năm nữa quay lại nhé”…

Bài viết gây tranh luận trái chiều. Nhiều người tỏ ra bất bình trước ý kiến, quan điểm của nữ nhà văn trên, trong đó có Travel blogger Dy Khoa - từ lâu đã được cộng đồng biết tới trong vài trò một travel storyteller (người chuyên kể về những chuyến du lịch). Anh đã đi qua 20 nước, có 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực truyền thông.

{keywords}
Nhang trầm xứ Huế. Ảnh: Dy Khoa

VietNamNet xin đăng tải bài viết của anh về đất cố đô:

Huế là thành phố duy nhất của Việt Nam mà khi đáp tàu bay cho tôi cảm xúc thiêng liêng riêng có. Nó cấu thành từ nhiều yếu tố văn hóa, tôn giáo, lịch sử... Mà ở đây sợi kết nối tất cả chúng là nhang (hương) thắp.

Được dịp đi qua gần hết các tỉnh thành ở ba miền đất nước cùng 20 quốc gia trên thế giới, tôi vẫn luôn dành một tình yêu đặc biệt đối với cố đô của Việt Nam - Huế. Ở Huế người có thể dễ dàng chìm trong cái lãng mạn, thơ thơ nhưng lại thêm chút huyền bí.

Lần đầu tiên ra Huế cách đây gần 5 năm, khi ấy, tôi được một cậu sinh viên đèo đi tham quan các di tích, thành quách, miếu mạo, lăng tẩm, những quán ăn hay cậu kể cho tôi nghe mấy lời đồn đại dã sử hoặc tập quán sinh hoạt của mảnh đất này.

Chính từ những câu chuyện gợi mở ấy mà tôi thêm yêu Huế. Tôi tìm hiểu nhiều hơn. Mỗi năm tôi đều duy trì đều đặn ra thăm cố đô cũng dăm ba lần.

{keywords}
Đại Nội Huế. Ảnh: Dy Khoa

Ấy vậy mà cảm xúc đối với nơi đây vẫn rất dạt dào và tươi mới. Nó không hề cũ rích hay nhàm chán.

Với người dân cố đô, họ luôn có những lề thói giữ gìn trong suốt chiều dài lịch sử. Tôi nhớ trong phim “Gái già lắm chiêu 3” được chiếu trên màn ảnh rộng vào đầu năm nay có chi tiết người lạ không được phép ở lại nhà bạn bè. Đấy là một trong những đặc trưng về văn hóa mà không phải nơi nào cũng có.

Hay nếu có dịp đi Huế, hãy thử dạo đường Lê Lợi ngắm các nữ sinh trường Quốc học, Hai Bà Trưng buổi tan trường. Hồn cốt xứ kinh kỳ toát lên ở đấy. Họ dịu dàng, ý tứ, nhã nhặn. Điều này được nặn từ chính tâm hồn, gìn giữ cốt cách qua trăm năm thăng trầm của lịch sử.

Vốn là đất vua chúa nên văn hóa của Huế cũng chính là các quy định lập thành bởi triều đình khi xưa. Cứ dần nó thấm vào lề thói, nền tảng của tất cả phép tắc ứng xử. Đấy cũng chính lại là điều khác biệt của Huế với các địa phương khác, khác với hào sảng của người Sài Gòn hay hào hoa của người Hà Nội.

Một khía cạnh khác là văn hóa Huế còn đậm sệt ảnh hưởng tâm linh. Đấy là điều tôi cảm nhận khi cứ đáp tàu bay xuống sân bay Phú Bài. Luôn có sự linh thiêng tồn tại hiển hiện hoặc ẩn kín.

{keywords}
Người dân hành lễ ở chùa Thiên Mụ. Ảnh: Dy Khoa

Hiển hiện bằng các mâm cúng đầy đặn trong mỗi dịp cúng theo lệ hằng tháng hay thông qua cách bước đi thật khẽ, vái lạy thành tâm trong khuôn viên các chùa, miếu, lăng... Ấn kín là sự răn mình nếu làm việc xấu sẽ không tốt cho bản thân mình.

Gần đây, một nữ tác giả đến Huế đã đăng tải quan điểm cá nhân trên trang mạng xã hội và một tạp chí điện tử đề cập đến vấn đề này. Chị cho rằng Huế đượm mùi nhang và chê trách phong tục của người dân nơi đây.

Nếu trong chuỗi văn hóa, tâm linh thì nhang thắp cũng nên được ứng xử phù hợp. Đây chính là văn hóa của xứ này. Những thanh nhang nhiều màu sắc đồi Vọng Cảnh là đặc sản. Làng nghề làm nhang trầm trở thành điểm tham quan không thể thiếu khi đến với Huế.

Chính vì vậy, nếu khép tội những nén nhang xứ Huế thì là điều đáng tiếc. Tất cả sự giữ gìn cốt cách văn hóa, kiềm nén và chế ngự bản ngã của một con người đều biểu hiện qua nén nhang trầm.

Lòng thêm tự tại. Răn mình khuôn phép để không hổ thẹn là người con của miền đất này.

Hoa tím khiến người Hà Nội nhớ Đà Lạt

Hoa tím khiến người Hà Nội nhớ Đà Lạt

Sự xuất hiện của những chùm hoa phượng tím mộng mơ giữa lòng Hà Nội khiến nhiều người nhớ đến vẻ đẹp dịu dàng đặc trưng của Đà Lạt.

访客,请您发表评论:

© 2025. sitemap