Bộ TT&TT hướng dẫn xác định chi phí thuê dịch vụ CNTT theo yêu cầu riêng_trận newcastle jets

Bộ TT&TT hướng dẫn xác định chi phí thuê dịch vụ CNTT theo yêu cầu riêng
Có hiệu lực từ 14/7/2020,ộTTTThướngdẫnxácđịnhchiphíthuêdịchvụCNTTtheoyêucầuriêtrận newcastle jets Thông tư 12 của Bộ TT&TT áp dụng cho cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động thuê dịch vụ CNTT sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn ngân sách nhà nước (Ảnh: Chinhphu.vn)

Thông tư 12 hướng dẫn xác định chi phí thuê dịch vụ CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước theo phương pháp tính chi phí vừa được Bộ TT&TT ban hành.

Đây là một trong các Thông tư được Bộ TT&TT xây dựng để hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện các quy định tại Nghị định 73 ngày 5/9/2019 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn nhà nước.

Theo đại diện Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT), đơn vị chủ trì xây dựng các Thông tư hướng dẫn Nghị định 73 của Chính phủ, với Thông tư 12, lần đầu tiên có văn bản hướng dẫn xác định chi phí thuê dịch vụ CNTT không sẵn có trên thị trường theo phương pháp tính chi phí.

Cụ thể, Thông tư 12 quy định, chi phí thuê dịch vụ CNTT không sẵn có trên thị trường (còn gọi là dịch vụ theo yêu cầu riêng) là toàn bộ các chi phí cần thiết để thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong suốt thời gian thuê, bao gồm các thành phần: chi phí dịch vụ; chi phí quản trị, vận hành dịch vụ; chi phí bảo trì dịch vụ và chi phí khác liên quan đến cung cấp dịch vụ.

Thông tư 12 của Bộ TT&TT cũng nêu rõ, việc tính chi phí thuê dịch vụ CNTT theo yêu cầu riêng phải tuân thủ các nguyên tắc như: Bảo đảm đúng mục tiêu, hiệu quả của hoạt động thuê dịch vụ theo yêu cầu riêng; Bảo đảm tính đúng, tính đủ các chi phí cần thiết để thuê dịch vụ theo yêu cầu riêng.

Chi phí thuê dịch vụ theo yêu cầu riêng được xác định phù hợp với việc thanh toán đầu kỳ hoặc cuối kỳ. Tùy theo điều kiện, khả năng cân đối vốn, phân bổ ngân sách, cơ quan, tổ chức thuê dịch vụ theo yêu cầu riêng lựa chọn phương án xác định chi phí dịch vụ trong chi phí thuê dịch vụ theo yêu cầu riêng quy định chi tiết tại Thông tư này.

Bên cạnh đó, việc hướng dẫn phương pháp tính chi phí thuê dịch vụ theo yêu cầu riêng theo quy định tại Thông tư này để xác định dự toán, giá gói thầu thuê dịch vụ theo yêu cầu riêng và kỳ thanh toán.

Trường hợp dự toán, kỳ thanh toán, thời điểm thanh toán thuê dịch vụ theo yêu cầu riêng đã được phê duyệt theo hướng dẫn tại Thông tư này nhưng trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu có phát sinh các yếu tố phải thay đổi kỳ thanh toán, thời điểm thanh toán thì cơ quan, tổ chức thuê dịch vụ theo yêu cầu riêng và nhà thầu có thể đàm phán để xác định lại kỳ thanh toán, thời điểm thanh toán nhưng phải bảo đảm giá thuê dịch vụ theo yêu cầu riêng: Không vượt giá dự thầu (sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có)); Không vượt dự toán hoặc giá gói thầu khi đưa về cùng một phương án tính chi phí dịch vụ theo kỳ thanh toán, thời điểm thanh toán được đàm phán.

Một điểm chính nổi bật của Thông tư 12, theo đại diện Cục Tin học hóa, là Thông tư này đưa ra một công thức tổng quát tính chi phí thuê dịch vụ CNTT không sẵn có trên thị trường. Trước đây, khi Nghị định 73 ngày 5/9/2019 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn nhà nước chưa được ban hành, chỉ có quy định xác định chi phí thuê dịch vụ CNTT theo phương pháp lấy báo giá thị trường, thẩm định giá.

Theo quy định tại Thông tư 12, chi phí thuê dịch vụ theo yêu cầu riêng được xác định theo công thức:

Bộ TT&TT hướng dẫn xác định chi phí thuê dịch vụ CNTT theo yêu cầu riêng

Bên cạnh đó, Thông tư cũng hướng dẫn phương pháp xác định chi phí thuê dịch vụ theo yêu cầu riêng được chia thành các kỳ thanh toán, có thể trả đầu kỳ hoặc cuối kỳ thanh toán; từ đó tạo điều kiện cho các cơ quan, đơn vị linh hoạt trong việc xác định chi phí thuê dịch vụ CNTT phù hợp với điều kiện nguồn lực thực tế tại cơ quan, đơn vị mình.

Thông tư 12 hướng dẫn xác định chi phí thuê dịch vụ CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước theo phương pháp tính chi phí sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 14/7/2020.

Bộ TT&TT cũng hướng dẫn rõ, các hoạt động thuê dịch vụ theo yêu cầu riêng được xác định dự toán thuê dịch vụ theo phương pháp tính chi phí, đã được phê duyệt trước ngày Thông tư 12 có hiệu lực thi hành và đang thực hiện thì tiếp tục thực hiện theo các quy định tại thời điểm phê duyệt cho đến khi kết thúc hoạt động thuê, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng đã ký kết. 

Nghị định 73 quy định quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước được Chính phủ ban hành ngày 5/9/2019 và đã có hiệu lực từ ngày 1/1/2020. Nghị định này thay thế cho Nghị định 102 ngày 6/11/2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và Quyết định 80 ngày 30/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định thí điểm về thuê dịch vụ CNTT trong cơ quan nhà nước.

Nghị định 73 có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết vướng mắc cho hoạt động đầu tư ứng dụng CNTT, thuê dịch vụ CNTT; đảm bảo phù hợp và đồng bộ với hệ thống pháp luật có liên quan; đồng thời bãi bỏ, đơn giản hóa quy trình, thủ tục đầu tư ứng dụng CNTT, thuê dịch vụ CNTT, từ đó thúc đẩy hoạt động ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước, xây dựng Chính phủ điện tử.

Vân Anh

Viettel, VinaPhone, MobiFone dừng bán SIM hòa mạng tại các đại lý

Viettel, VinaPhone, MobiFone dừng bán SIM hòa mạng tại các đại lý

 Để mua SIM, người dùng di động sẽ phải tới cửa hàng của nhà mạng thay vì các đại lý SIM thẻ như trước đây. Trong tương lai gần, việc mua bán SIM có thể diễn ra dưới hình thức trực tuyến.