Bé gặp khó khăn ở giấc ngủ trưa và ban đêm?ầmkhiếnmẹrơivàocảnhrumãiconkhôngngủkq bóng đá tây ban nha 6 sai lầm dưới đây của cha mẹ có thể là nguyên nhân khiến bé gặp phải tình trạng như trên.
Bỏ qua những thói quen trước khi đi ngủ
Hầu hết mọi người cần có thời gian để thư giãn trước khi đi ngủ, và trẻ sơ sinh cũng vậy. Một thói quen trước khi đi ngủ sẽ không chỉ giúp bé thư giãn trước khi được đặt trong cũi mà còn được xem như là sự liên kết tuyệt vời cho cả mẹ và bé.
"Làm một thói quen trước khi đi ngủ là một chiến thuật giúp bé nhanh chóng đi vào giấc ngủ và sâu hơn" Megan Faure, tác giả của The BabySense bật mí.
1 giờ trước khi đi ngủ mẹ có thể thực hiện một số thói quen như: trò chuyện, hát ru hoặc tắm cho bé bằng nước ấm cũng là một giải pháp tốt. Khi thấy bé có dấu hiệu buồn ngủ, bạn cần đặt bé lên giường hoặc vào cũi để bé được yên tĩnh chìm vào giấc ngủ.
Bỏ qua các dấu hiệu buồn ngủ
Trẻ sơ sinh và trẻ mới tập đi thường “phát ra” tín hiệu cho thấy chúng mệt mỏi và cần phải đi ngủ. Một trong số những dấu hiệu đó bao gồm dụi mắt, ngáp, các hoạt động chậm lại, rên rỉ hoặc hét lớn và mất hứng thú chơi với mẹ hoặc đồ chơi.
Cần nhận diện những dấu hiệu buồn ngủ của bé cực chính xác. Ảnh minh họa |
"Nếu bạn bỏ lỡ những dấu hiệu buồn ngủ đó thì khi ngủ cơ thể của bé không sản sinh được ra chất melatonin làm dịu nhẹ trong giấc ngủ. Thay vào đó, các tuyến thượng thận có “một cuộc chạy đua” cortisol, hormone liên quan đến stress, làm bé khó ngủ” Kim West, tác giả của cuốn The Sleep Lady's Good Night cho biết.
Chuyển bé từ cũi sang giường sớm quá
"Đây là một sai lầm kinh điển của cha mẹ”, Faure nói. "Đừng chuyển chỗ ngủ cho đến khi bé có thể tự trèo ra khỏi cũi. Việc chuyển bé sang ngủ giường quá sớm có thể gây nguy hiểm”.
Trẻ 2 tuổi là thời điểm thích hợp mẹ có thể cho ngủ giường.
Cho bé ngủ mọi lúc mọi nơi
Ngủ trên xe đẩy, ghế xe ô tô, ngủ trên ghế hay bất kì một nơi nào đó mẹ tiện không phải là một giải pháp tốt cho con. Ánh sáng khiến cho đứa trẻ thực sự không có một giấc ngủ sâu.
Để bé có một giấc ngủ ngon, mẹ nên cho bé ngủ ở một khu vực quen thuộc mà bé đều có thể ngủ được buổi trưa và ban đêm.
Chưa tạo cho con một lịch ngủ nhất định
Tính nhất quán là chìa khóa đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là giấc ngủ. Chúng cần có giờ đi ngủ hợp lý để điều chỉnh chu kỳ ngủ ngày đêm. Từ đó khiến con tim và khối óc cảm thấy an toàn mới đi vào giấc ngủ đc.
Tiến sẽ Meltzer đồng ý quan điểm rằng lịch trình giấc ngủ là rất quan trọng để thiết lập giấc ngủ. Lịch trình về giấc ngủ sẽ khiến bé buồn ngủ vào một khung giờ nhất định. Nếu lịch trình liên tục bị thay đổi thì giấc ngủ của chúng cũng bị thay đổi, từ đó ngày càng khiến bé khó ngủ hơn.
Cần đưa ra một lịch trình ngủ phù hợp cho bé. Ảnh minh họa |
Tuy nhiên cũng cần có sự linh hoạt, một số bé ngủ trưa nhiều nhưng cũng có bé ngủ trưa ít. Chính vì thế, mẹ cần theo dõi sát giấc ngủ của con, những dấu hiệu đòi ngủ của bé để đưa ra lịch trình giấc ngủ chính xác nhất.
Cho bé thức khuya
Đó là sai lầm vì hầu hết nếu thức khuya bé chỉ thêm mệt mỏi vào sáng hôm sau. Thay vào đó, hãy cho con ngủ đúng giờ để đảm bảo bé được ngủ 10-11 tiếng mỗi đêm.
Và nếu bé thức dậy trước 6h sáng có nghĩa là bé đã đi ngủ quá muộn. Vì vậy, hãy cho bé đi ngủ sớm hơn 30 phút đến 1 tiếng vào tối hôm trước nhé.
Bắt con đi ngủ khi bé vừa khóc
Khi bé khóc vào ban đêm, tâm lý các bậc cha mẹ thường hối thúc làm mọi việc như cho ăn nhanh, thay tã, bế xốc bé lên để nhanh chóng ru con ngủ. Tuy nhiên, những việc làm đó càng khiến giấc ngủ hiện tại và những giấc ngủ sau đó của bé trở nên khó khăn hơn.
Thay vào đó, khi bé khóc hay cho bé một khoảng thời gian thư giãn rồi mới bắt đầu từ từ chìm vào giấc ngủ. Khi đã quá quen thuộc, bé sẽ nhanh chóng chìm vào giấc ngủ mà không cần bất kì tác động nào từ mẹ.
(Theo Khám phá)