Du lịch trên xe lăn_bongdaketqua
Trở về Việt Nam,ịchtrênxelăbongdaketqua gặp sếp cũ người Mỹ - Michael Abadie, anh nói nửa đùa nửa thật: Trí dùng xe lăn nhưng đi du lịch nhiều hơn cả một người Mỹ có mức thu nhập trung bình.
Chưa thật sự hiểu hết ý của Michael, tôi chỉ nói với anh rằng xe lăn không phải là trở ngại đối với những người khuyết tật có đam mê và khát vọng đi du lịch.
Trong danh sách bạn bè trên Facebook của tôi có Renee Bruns - cô gái người Mỹ đang nắm kỷ lục thế giới Guinness với thành tích đến nhiều quốc gia nhất trong một năm bằng xe lăn. Renee đã tới 124 quốc gia và vùng lãnh thổ. Mục tiêu của cô là chinh phục tất cả quốc gia còn lại trong thập niên tới.
Renee chia sẻ với tôi rằng cô từng đến Việt Nam tháng 11/2019 và đã có trải nghiệm tuyệt vời. Cô học được nhiều điều về con người, văn hóa và lịch sử Việt Nam. Renee khen, Việt Nam là một trong những quốc gia mà người dân sở tại khiến cô cảm thấy thân thiện nhất. Họ sẵn sàng giúp đỡ cô tiếp cận các nơi đến gặp khó khăn.
Người khuyết tật, dù ở dạng tật nào đi nữa, đều có nhu cầu và khát vọng khám phá những điều kỳ thú xung quanh mình. Như những người có sức khỏe bình thường khác, du lịch là một trong những phương thức hiệu quả giúp đời sống cá nhân của người khuyết tật được trải nghiệm theo hướng tích cực. Tiếp xúc với một thế giới tự nhiên đa sắc màu giúp chúng tôi thoát ra khỏi cuộc sống thụ động, hạn hẹp như đang thu mình trong vỏ ốc với nhiều mặc cảm.
Vấn đề mấu chốt để mở rộng hơn cánh cửa cho người khuyết tật có điều kiện và cơ hội trải nghiệm đam mê dịch chuyển đó đây vẫn đang xoay quanh từ khóa tiếp cận(accessibility).
Ở Mỹ, tôi không gặp khó khăn gì để lên con tàu đi vòng quanh ngắm trọn vẹn dòng thác ba tầng Niagara đẹp và hùng vĩ nhất thế giới nằm giữa đường biên giới tự nhiên của hai nước Mỹ và Canada. Để tiếp cận con tàu du lịch neo trên dòng sông thấp hơn 50 m so với mặt bằng của công viên, một nhân viên của ban quản lý khu du lịch đưa tôi đi theo những con đường thiết kế dành riêng cho khách du lịch sử dụng xe lăn. Một hệ thống thang máy được lắp đặt sẵn để đón và đưa tiếp xuống phía dưới bến, nơi chiếc tàu đang đợi khách.
Tại hầu hết các nước phát triển ở châu Âu, không cần người đi kèm, tôi vẫn có thể thực hiện những cuộc trải nghiệm đó đây nhờ hệ thống giao thông rất thân thiện với người sử dụng xe lăn. Chỉ riêng với nước Pháp, người dùng xe lăn mới cần phải cân nhắc khi sử dụng tàu điện ngầm để di chuyển. Hệ thống Metro của nước này đã được xây dựng cách đây hơn 100 năm và đa số trạm không được lắp đặt thang máy.
Đến các nơi ở châu Á, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hong Kong, Singapore... tôi cũng cảm thấy thoải mái trong di chuyển. Những nơi này vẫn đang đi đầu trong khu vực, luôn ưu tiên việc tạo ra và thực hiện các chính sách quốc gia về môi trường tiếp cận, đáp ứng nhu cầu đi lại và du lịch cho công dân của họ cùng với khách bị khuyết tật đến từ mọi nơi trên thế giới.
Năm 2022, hai công ty du lịch nổi tiếng của Mỹ, Tripadvisor và MMGY Global đã hợp tác thực hiện một báo cáo nghiên cứu mang tênChân dung khách du lịch khuyết tật: Vận động và Tiếp cận (Portrait of Travelers with Disabilities: Mobility and Accessibility). Cả hai công ty hy vọng báo cáo của họ sẽ đóng vai trò như lời kêu gọi hành động tích cực từ mọi ngành để có thể hiểu rõ hơn và đáp ứng nhu cầu du lịch của hàng triệu người khuyết tật vận động cũng như bạn đồng hành của họ.
Bản báo cáo được xuất bản dựa trên kết quả của cuộc khảo sát 2.789 khách du lịch khuyết tật vận động ở Mỹ. 96% người được hỏi cho biết họ gặp phải vấn đề về chỗ ở khi đi du lịch, trong khi 86% gặp vấn đề về chuyến bay và 79% gặp vấn đề với các phương tiện giao thông, vận chuyển.
Kết quả thu nhận được về thông tin chi tiêu của khách du lịch khuyết tật cũng cực kỳ ấn tượng và đáng ngạc nhiên: 75% người trả lời đã thực hiện các chuyến đi với tần suất gần như tương đương những người không khuyết tật. Trung bình họ có 3-4 chuyến đi mỗi năm và chi tiêu khoảng 3.500 USD mỗi chuyến. Và, với hàng triệu người khuyết tật đi du lịch, bản báo cáo cho biết tổng chi tiêu của họ lên tới 58,2 tỷ USD mỗi năm.
Rõ ràng, người khuyết tật có thể là nguồn khách du lịch rất tiềm năng.
Sẽ khập khiễng khi so sánh khả năng, cơ hội và điều kiện đi du lịch của người khuyết tật Việt Nam với người khuyết tật ở các quốc gia đang phát triển. Nhưng không phải vì thế mà cho rằng người khuyết tật Việt Nam không có nhu cầu và khát vọng đi du lịch. Nhiều bạn trẻ khuyết tật Việt Nam ngày nay vẫn đang tự tổ chức những nhóm nhỏ để thực hiện nỗi đam mê khám phá thế giới xung quanh mình, bất chấp những khó khăn và rào cản từ một hạ tầng xã hội vẫn còn đang thiếu sự quan tâm về phát triển tiếp cận.
Một mùa du lịch đang đến. Lữ khách mọi nơi, bao gồm những người khuyết tật có đam mê dịch chuyển, đang chộn rộn lên kế hoạch cho những chuyến đi. Tôi hy vọng các nhà tổ chức, đơn vị lữ hành, các doanh nghiệp lưu trú, vận chuyển đừng bỏ quên những khách hàng đặc biệt của mình. Mọi sự bình đẳng được tạo ra với tinh thần du lịch tiếp cận, hòa nhập và thân thiện cho tất cả khách hàng chắc chắn sẽ là yếu tố bền vững cho sự thành công.
Hà Đức Trí