Liên tục làm sai lệch nét đẹp di sản được UNESCO ghi danh
Sau 8 năm Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản phi vật thể và phổ biến rộng rãi đến nhiều địa phương trong cả nước,ểuđúngvềtínngưỡngthờMẫuTamphủđểthựchànhchuẩnlềlốkèo nhà cái tivi bên cạnh việc phát huy giá trị của nét đẹp văn hoá này, nhiều thanh đồng đã làm biến tướng, sai lệch giá trị di sản.
Hầu đồng là nghi lễ tín ngưỡng thờ Mẫu có tên khác là hầu bóng, thường có 36 giá, được các thanh đồng biểu diễn và truyền đạt huyền tích về một vị thánh trong hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu. Nghi lễ này được coi là linh thiêng, nghệ thuật hóa nhờ tổng hợp hài hòa nhiều yếu tố phụ trợ khác như khăn áo, hát văn, âm nhạc... và hoàn toàn không mang tính mê tín dị đoan.
GS.TS Từ Thị Loan, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam cho biết, đội ngũ các thanh đồng không ngừng mở rộng, thu hút cả những người trẻ tuổi, thậm chí là học sinh, sinh viên đại học. Các buổi lễ hầu đồng vì thế được tổ chức thường xuyên hơn, quy mô lớn và thu hút đông đảo con nhang đệ tử.
Nếu trước đây tín đồ đa phần xuất thân từ nông dân, người buôn bán nhỏ, thợ thủ công thì hiện nay đã mở rộng sang công nhân, doanh nhân, trí thức, văn nghệ sĩ, cán bộ Nhà nước…
Tuy nhiên, số lượng tăng lên không đồng nghĩa với chất lượng được đảm bảo. Một số đồng thầy lợi dụng lòng tin của tín chủ để hăm dọa, trục lợi, gây tâm lý lo sợ, hoang mang, ảnh hưởng tới sức khỏe, cuộc sống, sinh hoạt của người dân, làm mất đoàn kết trong gia đình, xã hội...
Gần đây nhất, Liên hoan hát văn, hát chầu văn tỉnh Bắc Ninh lần thứ II - năm 2024 tổ chức tại đền thờ Lý Thường Kiệt lại biểu diễn Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt trên sân khấu.
Theo Cục di sản văn hoá (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch), đây là hoạt động diễn xướng hầu đồng không đúng bản chất và không gian thực hành của di sản; xâm phạm tập tục, kiêng kỵ và làm sai lệch giá trị của di sản văn hóa phi vật thể, không đúng tinh thần Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO và Luật Di sản văn hóa của Việt Nam... và đã có văn bản chấn chỉnh.
Hiểu đúng thực hành đúng
Đau đáu với việc bảo tồn, phát huy di sản theo đúng nguyên gốc, chuẩn mực, Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Thìn - Chủ tịch Hội đồng bảo trợ UNESCO, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hoá tín ngưỡng dân gian Việt Nam chia sẻ với VietNamNet: "Chỉ khi chúng ta hiểu đúng mới thực hành đúng, góp phần lan toả và phát triển di sản tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt trong đời sống đương đại”.
Là thủ nhang đền Thuỷ Trung Tiên - ngôi đền cổ hơn 1.000 năm tuổi nằm trong quần thể di tích đền Quán Thánh, chùa Trấn Quốc (Hà Nội), cũng là người thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ hơn 60 năm qua, NNƯT Nguyễn Thị Thìn hiểu được giá trị của bảo tồn, truyền dạy cho thế hệ trẻ hiểu đúng về di sản này. Vì thế, bà mong muốn ngôi đền Thuỷ Trung Tiên trở thành điểm sinh hoạt văn hoá tâm linh chuẩn mực.
Nghệ nhân Nguyễn Văn Dương, đồng thầy ở Thái Bình cho rằng, khi ra đồng phải chọn được thầy tốt mới giữ được những lề lối, chuẩn mực của nghi lễ thờ Mẫu Tam phủ từ xa xưa.
"Lớp đệ tử chúng tôi cũng trải qua khó khăn vất vả thực hành rồi mới được làm thầy. Trong quá trình thực hành, ngoài học theo NNƯT Nguyễn Thị Thìn, chúng tôi còn nghiên cứu sách chữ Nho từ thời Nguyễn để hiểu thêm về lề lối, niêm luật trong nghi lễ diễn xướng. Sự kỹ càng này chỉ với mong muốn duy nhất là phát huy và lan toả di sản đạo Mẫu trong đời sống đương đại.
Thông qua các yếu tố văn hóa dân gian như: trang phục, âm nhạc, hát văn, múa, diễn xướng dân gian trong hầu đồng và lễ hội, người Việt thể hiện truyền thống yêu nước, tinh thần uống nước nhớ nguồn, đồng thời thể hiện khát vọng về hòa bình, thịnh vượng, góp phần giáo dục thế hệ trẻ về tinh thần yêu nước”, nghệ nhân Nguyễn Văn Dương bày tỏ.
Festival Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng NgànSáng 17/10, tại Di tích lịch sử cấp Quốc gia đền Đông Cuông (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) đã diễn ra hoạt động thực hành diễn xướng tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ.