Lạng Sơn: Tích cực ứng dụng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ hoạt động giảng dạy_tin le keo

Việc ứng dụng AI trong môi trường giáo dục đã góp phần nâng cao chất lượng dạy và học,ạngSơnTíchcựcứngdụngtrítuệnhântạohỗtrợhoạtđộnggiảngdạtin le keo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong tình hình mới.
 

lang son 1.jpg
Giáo viên Trường THPT chuyên Chu Văn An, thành phố Lạng Sơn và Trường THPT Vũ Lễ, huyện Bắc Sơn dự sinh hoạt chuyên môn liên trường với chủ đề ứng dụng công nghệ AI trong dạy và học

Trường THPT chuyên Chu Văn An, thành phố Lạng Sơn là một trong những trường đầu tiên ứng dụng AI vào các bài giảng, tạo cho học sinh có những trải nghiệm học tập mới, sinh động, giúp các em có thể tương tác với nội dung học tập một cách thú vị, hấp dẫn và trực quan hơn.

Thầy Nguyễn Minh Tú, giáo viên bộ môn Vật lý cho biết: Công cụ AI đã hỗ trợ tôi thiết kế bài giảng; xây dựng ngân hàng câu hỏi kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh một cách khá chính xác…

Cùng đó, việc ứng dụng AI trong giảng dạy giúp tôi tiết kiệm thời gian, công sức trong quá trình chuẩn bị tài liệu dạy học. Hiện nay, tôi đang sử dụng một số công cụ và thuật toán AI như: Gemini AI và ChatGPT nhưng sử dụng nhiều nhất là ChatGPT.

Bên cạnh việc hỗ trợ soạn nội dung bài giảng chính, việc tạo ra các tài liệu bổ sung như: bài tập, câu hỏi thảo luận và slide thuyết trình cũng là một phần quan trọng được các giáo viên ứng dụng AI.

Giáo viên còn sử dụng AI trong dịch tài liệu phục vụ dạy học bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau đáp ứng nhu cầu của học sinh; thiết kế các nhiệm vụ hấp dẫn cho bài giảng đa dạng và phong phú như: tạo ra các trò chơi liên quan đến nội dung bài giảng, tạo ra các hoạt động nhóm phù hợp với nội dung bài giảng và mục tiêu học tập, tạo ra các bài tập giúp học sinh củng cố kiến thức và kỹ năng đã học.

Cô Nguyễn Tuyết Chinh, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS&THPT huyện Cao Lộc cho biết: Việc sử dụng AI hỗ trợ trong công tác giảng dạy được các thầy, cô giáo tích cực triển khai.

Tuy nhiên, đối với giáo viên nhà trường, khó khăn lớn nhất là kinh phí để duy trì, vận hành ứng dụng AI, bởi đó đều là những công cụ trả phí cao, việc dùng miễn phí bị giới hạn thời gian tìm kiếm.

Trong tháng 9 vừa qua, nhà trường đã phối hợp với Trường THPT chuyên Chu Văn An tổ chức sinh hoạt chuyên môn liên trường với chuyên đề “Một số cách thức sử dụng AI trong quản lý, giảng dạy và học tập” từ đó kỹ năng sử dụng AI của giáo viên trong nhà trường được nâng lên, việc ứng dụng AI trong giảng dạy được giáo viên sử dụng thành thạo hơn.

Được biết, không chỉ riêng 2 trường kể trên mà 35 trường có cấp THPT còn lại trên địa bàn tỉnh đều chủ động ứng dụng AI trong hoạt động giảng dạy và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo giáo viên, học sinh.

Em Lê Gia Hân, lớp 12 A4, Trường THPT Việt Bắc, thành phố Lạng Sơn chia sẻ: Từ khi nhà trường và các thầy cô ứng dụng AI trong giảng dạy, em thấy các tiết học trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.

Ngoài ra, ứng dụng AI đã tạo điều kiện để em tìm kiếm được rất nhiều tài liệu hay phục vụ cho việc học tập, giúp em tìm nhiều cách giải bài tập nhất giải quyết những bài tập khó.

Đánh giá về vai trò của AI trong giảng dạy, ông Đặng Hồng Cường, Trưởng Phòng Giáo dục THPT, Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết: Việc ứng dụng AI vào giảng dạy không phải hoạt động bắt buộc trong chương trình giáo dục THPT.

Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng giáo dục trong thời kỳ công nghiệp 4.0, các trường đã chủ động đưa ứng dụng AI vào hỗ trợ giảng dạy một cách hiệu quả, điển hình như: Trường THPT chuyên Chu Văn An, Trường THPT Việt Bắc (thành phố Lạng Sơn); Trường THPT Vũ Lễ (huyện Bắc Sơn)…

Thời gian tới, chúng tôi khuyến khích các trường nhân rộng hơn nữa những cách làm hay trong việc áp dụng công nghệ AI vào hộ trợ giảng dạy.

Phòng cũng sẽ chủ động tham mưu với sở quan tâm đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại nhằm xây dựng trường học số, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

 Theo Thu Hiền(Báo Lạng Sơn)