Chương trình được yêu cầu phải xin phép vì "có ban nhạc nước ngoài hát",àgiấcmơtriệuđôban xep hang fifa dù tôi đã tích cực giải trình với Sở Văn hóa địa phương đây là sự kiện nội bộ không bán vé. Trong một giây, tôi bỗng thành người chạy giấy phép biểu diễn. Thông qua một công ty tư nhân có đăng ký kinh doanh hoạt động biểu diễn nghệ thuật, tôi cung cấp các hồ sơ theo yêu cầu. Vài tuần trôi qua, sát ngày sự kiện, tôi bỗng nhận được yêu cầu phải cung cấp nội dung từng bài hát bằng tiếng Việt. Dịch ca khúc nước ngoài không dễ, nếu không hiểu văn hóa và bối cảnh ca khúc ra đời. Do quá gấp gáp, chúng tôi cuối cùng đành phải trình lên Sở tập nội dung bài hát với những câu rất trúc trắc: "Bánh xe lớn tiếp tục quay/ Tự hào Mary tiếp tục cháy". Một lần khác, tôi tham dự tổng duyệt một buổi thi người mẫu. Cuối buổi, cán bộ văn hóa lưu ý một nữ ca sĩ mặc quần soóc hơi ngắn. Ca sĩ cho biết đó là trang phục mặc tập còn buổi tối cô sẽ thay trang phục khác. Tới đêm diễn, tôi để ý chiếc quần biểu diễn quả có dài hơn, nhưng lại gợi cảm hơn. Với sự bùng nổ của công nghệ, Internet và mạng xã hội trở thành sân khấu trực tuyến, giúp hàng triệu khán giả được tiếp cận miễn phí những cá tính âm nhạc thú vị và các sản phẩm nghệ thuật độc đáo. Đó cũng chính là nền tảng để các thần tượng âm nhạc quốc tế chinh phục thị trường rộng lớn của Việt Nam, trở thành hiện tượng văn hóa khi tới Việt Nam biểu diễn. Theo ước tính của Sở Du lịch Hà Nội, tổng doanh thu từ hoạt động du lịch trong hai ngày diễn ra đêm nhạc của nhóm Blackpink cuối tháng Bảy là khoảng 630 tỷ đồng. Việc Blackpink lưu diễn thành công vang dội tại Hà Nội gợi cảm hứng cho việc biến Việt Nam thành điểm đến âm nhạc quốc tế. Nhưng cho tới nay, những thủ tục để tổ chức biểu diễn nghệ thuật ở Việt Nam vẫn chưa cải thiện nhiều so với trải nghiệm cá nhân của tôi từ một thập kỷ trước. Việc cơ quan quản lý can thiệp vào kịch bản, danh sách ca sĩ, danh mục biểu diễn và cả vấn đề bản quyền khiến thời gian xin phép kéo dài, dẫn tới khả năng đội chi phí kinh doanh hoặc thua lỗ. Một doanh nghiệp tư nhân nỗ lực đưa bộ môn cải lương tới gần công chúng hơn, mới đây đã kiện Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội trong một vụ kiện hành chính cũng với những lý do tương tự. Trong Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, Chính phủ xác định nghệ thuật biểu diễn là một trong 12 lĩnh vực trọng yếu và đặt mục tiêu đạt doanh thu khoảng 31 triệu USD vào năm 2030. Để dễ tham khảo, mục tiêu này gấp đôi doanh thu Born Pink World Tour của Blackpink vừa qua tại Hà Nội. Hiểu nôm na, các nhà quản lý đang hướng tới một nền nghệ thuật biểu diễn quốc nội có sức hút sâu rộng tương đương bốn đêm diễn của Blackpink tại sân vận động Mỹ Đình. Tuy nhiên, sự phát triển của lĩnh vực biểu diễn sẽ không chỉ trông chờ vào tài năng của các nghệ sĩ cùng việc mở rộng hầu bao của khán giả. Ngành công nghiệp biểu diễn cần được nhìn nhận và quản lý chuyên nghiệp như một ngành kinh tế, trong đó có việc đảm bảo các điều kiện kinh doanh thuận lợi và quyền lợi của khán giả. Doanh nghiệp có thể chủ động tổ chức hoạt động biểu diễn theo khuôn khổ quy định của pháp luật và chịu các chế tài nếu có các vi phạm. Ngược lại, cơ quan quản lý cũng phải chịu trách nhiệm nếu việc quản lý yếu kém dẫn tới các thiệt hại về kinh tế cho doanh nghiệp. Để đưa văn hóa nghệ thuật vào nền kinh tế, nguyên tắc thị trường cần được đề cao, theo đó, khán giả - người mua sẽ quyết định đón nhận hoặc đào thải một sản phẩm văn hóa. Kiểm soát thị hiếu, nhu cầu của khán giả sẽ làm giảm cơ hội lựa chọn sản phẩm nghệ thuật phù hợp, trực tiếp dẫn tới thu hẹp nhu cầu và doanh thu. Đó là chưa kể rất nhiều loại hình nghệ thuật mới khiến việc tiền kiểm nội dung khó khả thi, ví dụ loại hình tương tác tại chỗ hoặc các tiết mục mở, khán giả được chọn hồi kết theo ý mình. Lý tưởng nhất là xây dựng được đạo đức nghề nghiệp và thẩm mỹ văn hóa của tất cả các bên tham gia vào chuỗi giá trị của ngành, tạo ra một cơ chế mềm kiểm soát tự động thay thế các loại giấy phép. Dư âm sự kiện Blackpink và giá trị kinh tế tạo ra từ văn hóa đại chúng Hàn Quốc gợi mở rằng, để phát triển công nghiệp văn hóa, quản lý nghệ thuật cũng cần "nghệ thuật". Cẩm Hà |