Điểm lừa dối khách trong hợp đồng đặt cọc mua xe Toyota Veloz_xem kèo bóng đá tối nay
Khi nhận được hợp đồng của nhân viên bán hàng gửi qua email,Điểmlừadốikháchtronghợpđồngđặtcọxem kèo bóng đá tối nay tôi đọc thấy đó là một hợp đồng không có vấn đề gì lớn, trừ một điều khoản là “Công ty Suzuki C. được phép sử dụng tên tuổi, số điện thoại và các thông tin khác của khách hàng cho các hoạt động quảng cáo về sau.”
Đây là một điều khoản với tôi là không ổn, và tôi đã thay mặt người mua là… bà vợ, đề nghị sửa đổi, cụ thể là bỏ điều khoản đó trong hợp đồng. Nhân viên bán hàng của công ty đó không đồng ý với lý do là “hợp đồng soạn sẵn cấp trên không cho sửa.”
Tất nhiên là một luật gia, tôi sẽ không đồng ý với việc nhắm mắt ký một hợp đồng như vậy. Tôi sang mua một chiếc xe tương tự ở đại lý quận L. với một hợp đồng khác hẳn và cũng khác hẳn về thái độ của người bán hàng, nếu muốn sửa hợp đồng một cách hợp ý họ cũng đồng ý.
Ví dụ này tôi đưa ra để bắt đầu cho một câu chuyện về sự việc khách hàng mất tiền đặt cọc ở đại lý – công ty Toyota Vũng Tàu đang gây xôn xao dư luận.
Khi đọc bài báo "Mất trắng 50 triệu tiền cọc vì đại lý Toyota gài điều khoản bất lợi" trên VietNamNet , tôi cũng thoáng có chút băn khoăn về tính hợp pháp của cái gọi là “Hợp đồng đặt mua xe ô tô”.
Bây giờ chúng ta cần đi sâu một chút vào kỹ thuật lập pháp (kỹ năng soạn thảo hợp đồng cũng chính là kỹ thuật lập pháp) để có một số nhận xét sơ bộ như sau.
Về hình thức, đây có thể coi là một hợp đồng đặt cọc mà khái niệm về loại hợp đồng này đã được quy định trong Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015. Tuy nhiên về nội dung thì nó chứa đựng nhiều nội dung của Hợp đồng mua bán, ví dụ như ngay khi bước vào phần nội dung cụ thể của Hợp đồng, văn bản viết: “Trên cơ sở thỏa thuận, hai bên thống nhất ký kết HĐMB xe ô tô Toyota với những điều khoản sau đây:…” và bắt đầu vào Điều 1. Sau đó không hiểu sao trước khi vào Điều 2 lại có một chữ… “Khuyến mãi.” Ngộ nghĩnh nhất là đến điều 6 lại có quy định về vấn đề… bảo hành, vốn là một nội dung của hợp đồng mua bán.
Ở Điều 2, Hợp đồng xác định rõ ràng là “đặt mua xe ô tô” thì hoàn toàn “chuẩn” với số tiền đặt cọc và xác định luôn là nếu bên đặt mua không mua nữa thì mất luôn số tiền cọc nói trên – cũng hoàn toàn đúng với những quy định của pháp luật.
Theo quy định tại khoản 1, Điều 328, Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015 thì “Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng” và “Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc, ... trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Đến đây hầu hết chúng ta sẽ “bập” ngay vào mạch logic là bên đặt mua bỏ cọc, sẽ bị mất vì đơn giản là không muốn mua nữa với lý do giá sẽ bị tăng khi giao xe.
Đây chính là điểm gây tranh cãi giữa hai bên và nó xuất phát từ điểm mâu thuẫn của Điều 1 với Điều 2: Điều 1 thì xác định giá bán xe, nhưng Điều 2 lại viết thêm “giá bán là giá niêm yết của Toyota Việt Nam.”
Đây là một tình trạng thực tế đang diễn ra không chỉ với một đại lý này, mà với rất nhiều đại lý ô tô khác ở trên đất nước ta, và không chỉ với ô tô mà với rất nhiều mặt hàng khan hiếm trở nên “hot” trong một giai đoạn nào đó. Riêng với hãng Toyota, nó lặp đi lặp lại trong một thời gian đã quá lâu và luôn thiệt hại cho người tiêu dùng.
Thật là đơn giản khi xác lập hợp đồng đặt cọc là xác định luôn: khách hàng mất tiền cọc khi bỏ ý định mua xe (chép trong luật ra!) cùng lý do là hàng đặt mua về nhưng do khách bỏ cọc không biết bán cho ai. Với những hãng “hot” thì người ta bảo chẳng bao giờ có chuyện xe đặt về không có người mua – vì thế người bán ở Việt Nam luôn giành về cho mình tư thế “lợi đơn, lợi kép.”
Quay lại với cái hợp đồng này, có một ý không nên bỏ qua: giá bán xe sẽ được thể hiện trong hợp đồng mua bán sẽ được ký trong tương lai, và nó phụ thuộc vào ý chí và điều kiện của… bên thứ ba, ở đây là Công ty Toyota Việt Nam. Đây là điểm mấu chốt vì khi thỏa thuận và ký kết hợp đồng đặt cọc hai bên đều phải hiểu rõ rủi ro của mình: bên nhận cọc xác định giá bán vào thời điểm giao xe, thông báo cho khách hàng và khách hàng chấp nhận được sẽ đi đến giao kết hợp đồng mua bán chính thức.
Hợp đồng đặt cọc không được phép xác định nước đôi “giá thời điểm đặt cọc” và “giá thời điểm giao xe” mà giá này lại phụ thuộc vào một bên thứ ba như vậy.
Về nguyên tắc hợp đồng đặt cọc phải xác định được về các nội dung cơ bản của hợp đồng mua bán, ví dụ như đối tượng và giá cả, các điều kiện giao hàng khác… trên cơ sở “lời ăn lỗ chịu” chứ không được phép xác định “lúc nào người bán cũng phải có lãi.”
Có lẽ chỉ ở Việt Nam mới có cách làm ăn như vậy, tức là thỏa thuận với người mua đi đến một giao kết mà người mua chấp nhận thiệt hại để mua được hàng.
Ở đây có một điểm bất lợi cho người đặt cọc là giao dịch rất dễ bị nhầm lẫn sang trường hợp của Điều 430 Bộ luật Dân sự 2015 về Hợp đồng mua bán: “Trường hợp không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về giá, phương thức thanh toán thì giá được xác định theo giá thị trường, phương thức thanh toán được xác định theo tập quán tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng.”
Phía nhận đặt cọc có thể bám vào tư duy này để giải thích “chưa có thỏa thuận rõ ràng về giá” và sau đó áp dụng giá thị trường.
Theo nhãn quan cá nhân, tôi cho rằng tư duy đó chỉ áp dụng với hợp đồng mua bán mà có nội dung về giá cả không rõ ràng; trong khi hợp đồng chúng ta đang xem xét ở đây vẫn chỉ là một hợp đồng đặt cọc. Bản thân nó xác định rất rõ: nó là một bộ phận không thể tách rời của hợp đồng mua bán – câu này cần phải được hiểu đúng.
Nó hoàn toàn không có nghĩa là hợp đồng mua bán đã được xác lập một phần dù có rất nhiều nội dung của một hợp đồng mua bán. Hiểu đúng phải là: hợp đồng mua bán chỉ được xác lập trọn vẹn khi nó được ký kết hoàn toàn đúng pháp luật và đúng luôn cả về nội dung lẫn hình thức.
Như vậy, khi mà hợp đồng mua bán chưa được ký, thì “Hợp đồng đặt mua xe ô tô” được đề cập vẫn chỉ là xác định việc đặt cọc để “giao kết hợp đồng” – chưa thể xác định được các quyền và nghĩa vụ của hai bên theo quan hệ mua bán. Lúc này thì lại nảy sinh ra một ý nữa: mọi hình thức đang thể hiện là “đặt cọc giao kết hợp đồng” nhưng số tiền cọc khá lớn, lại mang dáng dấp của một khoản cọc cho hợp đồng mua bán, nghĩa là khoản cọc đảm bảo thực hiện hợp đồng. Đó cũng là chi tiết đẩy người đặt cọc vào thế bất lợi.
Về khía cạnh thực hiện các hành vi pháp lý, người ta thường áp dụng với một khoản đặt cọc nhỏ (với Việt Nam ở thời giá hiện tại khoảng 5 đến 10 triệu đồng so với chiếc xe 500 triệu, nghĩa là khoảng 1 đến 2%) để coi như khoản cọc đảm bảo ký được hợp đồng, nội dung có thể chưa xác định rõ giá bán mà chỉ nên giá dự kiến. Khi hai bên ký hợp đồng chính thức thì mới đặt một khoản cọc lớn hơn chiếm bao nhiêu phần trăm giá trị tài sản đó, cỡ vài chục %.
Với “Hợp đồng đặt mua ô tô” này thì quả là một hợp đồng quá yếu về kỹ thuật soạn thảo cũng như hiểu biết về pháp luật, do đó có thể coi nó là một hợp đồng vô hiệu, trước mắt là về mặt hình thức.
Ngoài vô hiệu về hình thức, với luật sư giỏi có thể còn tấn công là nó vô hiệu vì có yếu tố lừa dối do “hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của hợp đồng dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.”
Ở đây đã có sự nhầm lẫn về nội dung của giao dịch, mới chỉ ở bước đặt cọc để đảm bảo giao kết hợp đồng nhưng lại bị biến thành đặt cọc đảm bảo thực hiện hợp đồng. Như vậy với những khách hàng đã đặt cọc tròng trường hợp cụ thể này, họ có thể khởi kiện đề nghị Tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu và nếu thành công, người nhận đặt cọc phải trả lại tiền đặt cọc.
Quan niệm là cứ soạn thảo và làm thế nào để khách hàng ký được một hợp đồng có lợi nhất, nhất là “lợi đơn lợi kép” rất phổ biến ở nước ta. Đáng tiếc đây lại là một quan niệm sai lầm vì nó tiềm tàng đem lại phiền phức cho cả hai bên trong tương lai – một doanh nghiệp đang kinh doanh không thể cứ nay ra tòa mai ra tòa để theo kiện.
Doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn tiếc rẻ tiền thuê luật sư doanh nghiệp để cho những sự việc như thế này xảy ra... Khi mà văn hóa và đạo đức kinh doanh chưa hoàn thiện… thậm chí nhiều doanh nhân Việt còn hay có suy nghĩ quịt tiền của luật sư hoặc nghe tư vấn nửa vời, thì những việc tương tự còn xảy ra nhiều nữa.
Đáng tiếc là những điều tôi viết, đúng cả với trường hợp của các khách hàng. Chừng nào mà người Việt đi mua ô tô vẫn còn những câu “khẩu quyết”: “Ô tô phải chữ (hãng) T còn xe máy là phải chữ (hãng) H…” thì còn nhiều thiệt thòi, tự bỏ đi “quyền thượng đế” của mình.
Phúc Lai
Bạn đã đang gặp tình huống tương tự? Hãy chia sẻ thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!