Châm cứu tai hỗ trợ cai nghiện thuốc lá như thế nào?_keo nha cai 5
Phương pháp châm cứu tai (nhĩ châm) đang được áp dụng ở BV Y học cổ truyền Trung ương giúp bệnh nhân điều hòa khí huyết,âmcứutaihỗtrợcainghiệnthuốclánhưthếnàkeo nha cai 5 hỗ trợ cắt sự phụ thuộc vào thuốc lá cũng như giải quyết các triệu chứng khó chịu do thuốc lá gây ra.
Châm loa tai (nhĩ châm) là một trong các pháp nghiên cứu mới tác động vào vùng loa tai hai bên nhằm đạt được tác dụng phòng và chữa bệnh. Theo quan niệm của Y học cổ truyền: bệnh tật phát sinh là do mất cân bằng âm dương trong cơ thể, muốn điều trị bệnh thì phải lập lại cân bằng âm dương.
Nghiện thuốc lá cũng là một trạng thái mất cân bằng âm dương trong cơ thể. Khi âm dương mất cân bằng, khí huyết mất điều hòa thì bệnh tật sẽ phát sinh. Và cơ chế tác dụng của nhĩ châm chính là điều hòa lại khí huyết, điều hòa sự mất cân bằng âm dương trong cơ thể để có thể cắt sự phụ thuộc vào thuốc lá cũng như giải quyết các triệu chứng khó chịu do thuốc lá gây ra.
Các báo cáo gần đây ở Hàn Quốc khẳng định phương pháp nhĩ châm (châm cứu vào tai) giúp hàng nghìn người từ bỏ được thói quen hút thuốc và cải thiện sức khỏe. Chương trình này đang được nhân rộng tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Còn xoa bóp bấm huyệt cai nghiện thuốc lá được thực hiện trên vùng lưng với tác dụng điều hòa khí huyết, điều hòa tạng phủ, kết hợp bấm một số huyệt toàn thân hỗ trợ nhĩ châm tăng cường tác dụng điều trị của thuốc lá.
Ths. Đào Hữu Minh đang thực hiện châm cứu tai cho người cai thuốc lá |
Theo Ths. Đào Hữu Minh, chủ nhiệm nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu lâm sàng trong hỗ trợ cai nghiện thuốc lá bằng phương pháp nhĩ châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt”: Hiện có rất nhiều công trình nghiên cứu cai nghiện thuốc lá. Y học cổ truyền cũng có nhiều phương pháp điều trị hỗ trợ cai nghiện thuốc lá như sử dụng nhĩ châm, châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, tập luyện dưỡng sinh, thuốc ngậm YHCT…Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu đánh giá một cách đầy đủ và khoa học về tác dụng hỗ trợ cai nghiện thuốc lá của phương pháp nhĩ châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt.
Chính vì vậy từ 2016, nhóm nghiên cứu của bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương đã thực hiện đề tài:“Nghiên cứu xây dựng phác đồ tư vấn cai nghiện thuốc lá (không dùng thuốc: châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt …) của y học cổ truyền hỗ trợ cho bệnh nhân cai nghiện thuốc lá”.
50 bệnh nhân cai nghiện thuốc lá đã được châm cứu vào 8 huyệt: Thần môn - Thận - Phế - Tâm - Tỳ - Miệng - Dưới vỏ - Giao cảm khi lên cơn thèm thuốc. Kết quả là 63,4% bệnh nhân đạt kết quả tốt, 16,6% đạt kết quả khá.
Từ kết quả khả quan này, nhóm nghiên cứu BV Y học cổ tryền Trung ương đã tiến thêm một bước tiến mới trong nghiên cứu, mở rộng cỡ mẫu lên 180 bệnh nhân tiếp tục phát triển nghiên cứu chuyên sâu kết hợp thêm xoa bóp bấm huyệt cùng với dán nhĩ áp loa tai để đạt hiệu quả cao hơn nữa.
Ths. Đào Hữu Minh cho biết: bệnh nhân áp dụng phương pháp nhĩ châm cần giữ cho tai sạch, tránh để ướt, tránh va chạm làm bong kim, cần theo dõi xem có bị nhiễm trùng, viêm đau hay không. Phản ứng thông thường sau khi nhĩ châm là thấy tai nóng, ấm, tê, đau, chướng, cơ thể ấm và rung các cơ mặt.Liệu pháp này không áp dụng cho phụ nữ mang thai hoặc dễ bị sảy thai. Nhĩ châm không được khuyến khích đối với bệnh nhân tai bị sưng tấy, loét, eczema. Không dùng cho người bị bệnh nặng hoặc thiếu máu nặng.
D.Minh