Tiến sĩ và đạo diễn tranh luận nảy lửa về trường chuyên, lớp chọn_nhà cái hôm nay
- TS Giáp Văn Dương cho rằng,ếnsĩvàđạodiễntranhluậnnảylửavềtrườngchuyênlớpchọnhà cái hôm nay trường chuyên, lớp chọn giới hạn sự “tự do trở thành” của mỗi người. Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp lại đưa ra nhiều lý lẽ để lập luận rằng, trong trường chuyên, lớp chọn vẫn tồn tại sự “tự do trở thành”.
Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp (phải) và TS Giáp Văn Dương (giữa) và MC Nguyễn Miền Biên Thùy tranh luận về trường chuyên, lớp chọn |
Đó là cuộc tranh luận xoay quanh chủ đề có nên tồn tại trường chuyên, lớp chọn hay không giữa TS Giáp Văn Dương và đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp trong buổi giao lưu “Nhật ký của tự do” (NXB Trẻ tổ chức), trong khuôn khổ triển lãm, hội chợ sách quốc tế tại Việt Nam lần thứ năm (từ ngày 10 đến 14/9/2015).
Cuộc tranh luận được khơi nguồn từ những trang nhật ký trong cuốn sách “Nhật ký chuyên văn” do NXB Trẻ ấn hành mới đây. TS Giáp Văn Dương cho rằng, những trang sách ấy có nhiều chi tiết rất thú vị, bởi nó không bị “kiểm duyệt” hay bị sửa chữa bởi các thầy cô.
Cuộc tranh luận giữa hai diễn giả thực sự bắt đầu khi MC Nguyễn Miền Biên Thùy gửi đến TS Giáp Văn Dương câu hỏi của một độc giả rằng anh có ủng hộ trường chuyên lớp chọn hay không?
TS Giáp Văn Dương trả lời rằng, anh không ủng hộ trường chuyên, lớp chọn, mà ủng hộ một môi trường giáo dục tự do. Anh cũng nói rằng mình đã từng gặp và giúp đỡ nhiều học sinh từng học trường chuyên, lớp chọn, và giờ họ rất lệch lạc, gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp lại không đồng tình với quan điểm trên, vì: “Nếu sự chuyên, và sự chọn do cá nhân các bạn lựa chọn, theo sở thích của mình, thì sẽ rất may mắn hơn việc nếu bố mẹ, họ hàng, làng xóm…bạn sắp xếp cho bạn vào một chỗ nào đó, mà bạn không thích”.
Chị cũng thẳng thắn kể lại rằng, từ nhỏ đã học trường chuyên: cấp 1 học trường Trưng Vương (được coi là trường điểm ở HN); cấp 2 học chuyên văn, trường Nguyễn Trường Tộ, trường Đống Đa; cấp 3 học chuyên văn trường Amsterdam; lên đại học thì học chuyên ngành làm phim, trong trường đại học Sân khấu & Điện ảnh.
“Cả đời tôi chỉ mơ ước là tôi được đi tù, và trong tù tôi có thời gian, và bố mẹ tôi tiếp tế cho tôi bằng sách. Tôi chỉ muốn đọc truyện thôi. Bạn nghĩ xem một đứa như tôi mà vào lớp toán, suốt ngày phải luyện toán, hoặc không phải lớp văn, thì tôi khổ lắm. Nên tôi thấy mình quá may mắn khi được vào trường học mà một tuần có đến 3 ngày học văn. Đến khi tôi học đại học, học làm phim, thì 4 năm học đại học tôi cũng rất sung sướng vì đúng ngành mình yêu. Nên tôi không bị sự đau đớn, khổ sở như cảm giác của nhiều người là mặc dù không thích làm bác sĩ, ngân hàng…nhưng vẫn phải làm nghề đó. Nên ở góc độ nào đó, tôi ủng hộ sự chuyên và sự chọn của các bạn ngay từ khởi điểm ban đầu, và sự chuyên và sự chọn đó là do các bạn lựa chọn” – đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp chia sẻ.
Đáp lời đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp, TS Giáp Văn Dương còn cho rằng, trường chuyên, lớp chọn cũng như sự phán xét của cha mẹ, thầy cô rằng con mình có năng khiếu về cái này, cái kia…vô tình đã trở thành “bản án chung thân” cho nhiều bạn trẻ, bởi khi nhận những lời phán xét ấy, chúng luôn nghĩ rằng, chúng chỉ giỏi một lĩnh vực đó.
TS Giáp Văn Dương nêu quan điểm: “Chúng ta không nên đeo cho người khác một bản án chung thân, là phải học trường chuyên, lớp chọn, phải định hướng từ bé mà cần tạo ra sự tự do cho sự trưởng thành của con người. Và khi mình tự do lựa chọn trở thành người nào đó, mình phải chịu trách nhiệm với chính bản thân mình. Không nên lảng tránh trách nhiệm với bản thân mình, để phó mặc cho bố mẹ, người thân định hướng giúp mình”.
Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp cho biết: “Tôi không cho rằng, ở các lớp bình thường, các trường bình thường, không có mô hình trường chuyên, lớp chọn mà người ta (thầy cô, bố mẹ) và những thành phần xung quanh lại không nói với học sinh rằng, chúng giỏi cái này, con giỏi môn kia, con phải làm thế này, con phải làm thế kia.
Khi tôi làm phim về trẻ con học lớp 10 như “Chít và Pi” hay “Bộ tứ 10A8”, tôi được nói chuyện với các em ấy hằng ngày. Chúng học ở những trường không chuyên, không chọn, nhưng bố mẹ, thầy cô cũng bắt các em ấy phải theo ngành này, phải học môn này…
Thứ hai là trong lớp chuyên văn trường Amsterdam tôi học ngày đó, không có ai có mưu đồ “tự khoanh vùng”, khiên cưỡng mình trong cái khuôn rằng “mình chỉ trở thành người này”.
Nêu dẫn chứng cho lập luận trên, đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp nói rằng, học sinh trường chuyên ở Hà Nội đều có mặt ở hầu hết các lĩnh vực, chuyên ngành, các vị trí khác nhau trong xã hội.
“Nên tôi cho rằng, sự “tự do trở thành” hoàn toàn tồn tại ở trường chuyên, lớp chọn, thậm chí nhu cầu đó còn cao hơn. Việc bạn học ở trường chuyên, lớp chọn, ở những môi trường ra vẻ rằng đã được lựa chọn sẵn, thì không có nghĩa rằng mai này, bạn không có “tự do trở thành”. Thậm chí nhu cầu tự do trở thành còn mạnh mẽ, lớn hơn” – đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp chia sẻ.
Theo TS Giáp Văn Dương, môi trường ở các trường chuyên, lớp chọn, là môi trường nhân tạo, nên thường xảy ra sự bất đối xứng. Các lớp chuyên văn thường rất đông học sinh nữ, mà ít học sinh nam. Và tỉ lệ thực tế ở ngoài xã hội không như vậy.
Nhưng đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp đáp lại rằng: “Khi học chuyên văn trường Amsterdam, chúng tôi không coi lớp chuyên văn là một lớp, mà là một tổ trong cả một lớp lớn là trường Amsterdam. Và không thể nói trường Amsterdam không có nhà vật lý, nhà hóa học được. Lớp tôi, dù là lớp chuyên văn nhưng có không ít bạn theo học khối A, và đậu Đại học Thủ khoa các trường khối tự nhiên như Đại học kinh tế quốc dân. Nên không thể nói các trường chuyên, lớp chọn giới hạn sự trở thành của con người”.
- Hoàng Linh