'Lều tình yêu’ gây tranh cãi của phụ huynh Trung Quốc trong ngày nhập học_doi hinh ra san mu
Khi năm học mới bắt đầu ở Trung Quốc,ềutìnhyêugâytranhcãicủaphụhuynhTrungQuốctrongngàynhậphọdoi hinh ra san mu nhiều trường đại học không chỉ chào đón sinh viên, mà còn chào đón cả phụ huynh của họ.
Những "chiếc lều tình yêu" được nhà trường sắp xếp dành cho phụ huynh tân sinh viên |
Nhiều trường đại học trên khắp nước này đang dựng lều cho cha mẹ học sinh ở qua đêm khi họ đưa con đi nhập học. Trong khi các trường đang tranh cãi về việc liệu hành động này có đang đánh giá thấp khả năng tự lập của những người trẻ hay không, thì những “túp lều tình yêu” đang dần trở thành một hiện trạng ngày càng phổ biến.
Do chính sách một con của Trung Quốc từ năm 1979 nên hầu hết các gia đình đều chỉ có một con, và lẽ dĩ nhiên là các bậc phụ huynh cảm thấy cực kỳ khó khăn khi phải xa rời đứa con duy nhất của mình. Tình hình càng trở nên khó khăn hơn khi nhiều sinh viên là người đầu tiên trong gia đình được học đại học. Vì thế, phụ huynh không chỉ đưa con đến trường, giúp chúng sắp xếp đồ đạc trong phòng ký túc, mà họ còn ngủ lại qua một vài đêm.
“Chúng tôi lo lắm” – chị Eve Zhang, 48 tuổi, một bà mẹ đưa con gái duy nhất là Zhang Yan tới trường cho hay. “Vì thế, bố con bé và tôi đã nghỉ 10 ngày để đưa con lên Thượng Hải”. Gia đình chị quê ở Thiên Tân – cách Thượng Hải 11 giờ đi ô tô. Chị cho biết, con gái chị chưa từng sống trong ký túc xá suốt 20 năm qua. Chị và chồng đã dành 2 ngày để giúp Yan chuyển đồ, sau đó đi tham quan khắp Thượng Hải trong những ngày còn lại.
“Khi nào chúng tôi thấy con bé ổn định, chúng tôi mới thấy nhẹ nhõm”- chị Zhang nói.
Những chiếc “lều tình yêu” này lần đầu tiên được nhìn thấy ở ĐH Thiên Tân cách đây 4 năm. Các trường khác như ĐH Bách khoa Tây Bắc và ĐH Sán Đầu, Quảng Đông bắt đầu làm theo.
550 chiếc lều đã được ĐH Thiên Tân chuẩn bị cho phụ huynh các tân sinh viên |
ĐH Sán Đầu đã dựng 28 chiếc lều trong 3 ngày nhập học từ 27/8 tới 29/8 năm nay. Phụ huynh có thể ở đây miễn phí.
“Những chiếc lều đôi dành cho các cặp vợ chồng” – bà Lanner Lan ở bộ phận giải quyết các vấn đề sinh viên cho biết. Một số phụ huynh thậm chí còn ở chung lều với người lạ nếu số lượng lều có hạn. Lều thường được đặt ở phòng tập thể dục và có đầy đủ các trang thiết bị ở đây.
“Lều được trang bị khá thoải mái với đệm và điều hòa, mặc dù không có gối” – anh Huang Yiming – một ông bố chung lều với một phụ huynh khác ở ĐH Sán Đầu cho hay. “Nhưng vì con, ngủ một đêm ở đây cũng ổn”. Con trai duy nhất của anh là Huang Zonghai đã trúng tuyển vào ngành cơ khí của trường này.
“Chúng tôi không thể tìm được một khách sạn tiện lợi, giá cả phải chăng ở gần trường vì đã kín khách. Có hàng chục phụ huynh khác cũng ở trong trường hợp tương tự” – anh Huang giải thích. Mọi thứ trở nên tồi tệ hơn khi chuyến xe dài 7 tiếng từ Quảng Châu đến Sán Đầu khiến anh buồn nôn. Anh đã xin nghỉ 2 ngày không lương ở nhà máy hóa chất nơi anh làm việc để đưa con trai đi nhập học.
“Từ hôm đó, ngày nào tôi cũng gọi cho thằng bé để hỏi thăm tình hình” – anh Huang nói. “Con trai tôi nói rằng có thể nó sẽ về nhà trong kỳ nghỉ Quốc Khánh vào tháng 10”.
"Lều tình yêu" ở ĐH Sán Đầu |
Anh Tang cũng là một trong số những phụ huynh rất vui khi con gái đỗ trường y thuộc ĐH Sán Đầu vào năm ngoái. Anh đưa con gái lên chuyến tàu dài 10 giờ từ tỉnh Quảng Tây tới trường sau khi biết trường có cấp lều ở miễn phí cho tân sinh viên. “Đó là một sự hỗ trợ để tôi không phải tìm chỗ ở vì tôi là nông dân”.
Ban đầu, ĐH Sán Đầu để phụ huynh ở trong các phòng học có bàn ghế và điều hòa, nhưng không có giường. Sau đó, họ nâng cấp thành lều và thảm “để thoải mái hơn” – bà Lan cho hay.
Phụ huynh ngủ trên chiếu trong phòng tập thể dục ở ĐH Sư phạm Hoa Trung |
Những trường khác thì cho phụ huynh ngủ trong phòng tập thể dục và hội trường. Nhiều sinh viên nói rằng họ ghi nhận những nỗ lực của cha mẹ. Yvonne Wong, 22 tuổi, con một, nói rằng mẹ cô bé từng đưa cô tới ĐH Hoa Nam (Quảng Châu) cách đây 4 năm. Bây giờ, khi chuẩn bị bước vào chương trình Thạc sĩ ở Hồng Kông, cô ước rằng cha mẹ có thể ở bên cô một lần nữa.
“Có quá nhiều đồ phải mang theo và tôi cần sự giúp đỡ” – Wong nói. Cô cũng nói thêm rằng, đưa con đi nhập học cũng là cơ hội để bố mẹ biết trường đại học là như thế nào. “Rất đáng để tự hào”.
Thậm chí, nhiều tân sinh viên còn được hộ tống bởi cô dì chú bác, ông bà, anh em họ. Năm ngoái, một sinh viên ở ĐH An Huy còn được hộ tống bởi 14 người thân và nhà trường đã chụp bức ảnh cả gia đình họ đưa lên mạng xã hội.
Một sinh viên ở ĐH An Huy được hộ tống bởi 14 người thân |
Liu Guoqiang – sinh viên chuyên ngành kỹ thuật phần mềm là người giúp các tân sinh viên đăng ký môn học trong 3 năm nay ở ĐH Sư phạm Bắc Kinh chi nhánh Chu Hải. Cậu cho biết, các sinh viên thường được đưa đi bởi 2 đến 5 người thân trong gia đình. Với những sinh viên tới từ các tỉnh xa thì thậm chí còn nhiều hơn. “Có lần cả ông bà, bố mẹ hai bên nội ngoại của sinh viên đều đi theo và tất cả họ giúp dọn dẹp phòng ký túc xá”.
Sau khi tạm biệt con, những ông bố bà mẹ này phải đối diện với nỗi cô đơn và họ thường xuyên liên lạc với con.
“Tôi cảm thấy tim mình trống rỗng khi con trai đi xa” – bà Hu, 50 tuổi, mẹ của Chen Tingtao, một sinh viên của ĐH Ngoại giao Quảng Đông chia sẻ. Bố mẹ, bác, dì và một đứa cháu 1 tuổi của Chen đã chen chúc trên chiếc xe hơi 5 chỗ cùng cậu tới trường. Bà Hu đã tới ký túc xá của Chen 3 lần để dọn phòng, giúp dỡ đồ và làm quen với bạn cùng phòng của Chen. “Bạn cùng phòng con trai tôi tới từ Thâm Quyến” – bà nói.
Bà thường xuyên nhắn tin cho Chen trong suốt 4 ngày qua để hỏi xem cậu ăn ở trường có ngon miệng không. Nhưng bà nói, “chúng tôi phải đợi ít nhất một học kỳ” mới được gặp thằng bé.
- Nguyễn Thảo(Theo Reuters)