Bà giáo sáng bán vé số, chiều dạy học_kết quả tỉ số arsenal
Mong ước duy nhất của bà là học trò có cơ hội học chữ,àgiáosángbánvésốchiềudạyhọkết quả tỉ số arsenal từ đó vươn lên trong cuộc sống. Tôi gặp bà Nguyễn Thị Ba, 75 tuổi, trước một con hẻm nhỏ dẫn đến nhà trọ của bà trên đường Nguyễn Văn Tiết, phường Phú Cường, TP Thủ Dầu Một. Bà niềm nở đón tiếp bằng nụ cười đôn hậu nở trên khóe môi đầy những nếp nhăn, trên chiếc lưng đã còng xuống thấy rõ…
Niềm yêu trò, yêu nghề
Sáng sớm, trời chưa hửng nắng, bà Ba đã ra khỏi căn phòng trọ để đi bán vé số. Ít ai có thể tưởng tượng căn nhà trọ vỏn vẹn 15m2 này lại chính là nơi ở của một giáo chức đã dạy học gần 50 năm. Rời khỏi căn phòng nhỏ sớm như vậy vào mỗi sáng, bà mong bán hết nhanh, sắp xếp chiều đi dạy các em nhỏ ở lớp học tình thương phường Phú Cường.
Khi được hỏi về những việc mình đã làm cho học trò nghèo, bà Ba rất kiệm lời, không muốn nhắc nhiều. Giọng bà thỏ thẻ giải thích rằng nghề gõ đầu trẻ chỉ đơn giản chính là một niềm yêu thích của bà.
Năm 1968, sau khi tốt nghiệp Trường Sư phạm Sài Gòn, bà dạy học ở Trường Tiểu học Tương Bình Hiệp, TP Thủ Dầu Một. Đến năm 2003, bà về hưu, không có người thân hay chồng con tại đây nên bà quyết định chuyển về Vĩnh Long sống cùng gia đình anh trai một thời gian. Nhưng vì nhớ nơi mình từng gắn bó dạy học gần cả cuộc đời, bà một mình lên Bình Dương thuê trọ, sống bằng khoản lương hưu và đi bán vé số qua ngày.
Trên đường đi bán vé số ngang các con đường ở phường Phú Cường, bà Ba lúc này 68 tuổi nhìn thấy có nhiều em nhỏ đã phải mưu sinh từ sớm. Em đi bán vé số, em làm phục vụ cho các hàng quán vỉa hè, phần lớn đều không biết chữ hoặc bỏ học dang dở. Nghĩ mình còn sức khỏe, còn cái nghề, tháng 4/2016, bà xin vào Trung tâm Văn hóa thể thao – Học tập cộng đồng phường Phú Cường để dạy học miễn phí. Cũng chính vì cơ duyên đến từ sự trăn trở day dứt này trong lòng mà suốt hơn 7 năm qua, chưa ngày nào tâm trí của bà không dành cho trẻ em ở lớp học này.
Sau 13 năm nghỉ hưu, một lần nữa bà giáo lại đứng trên bục giảng. Lớp học cũng chỉ 15m2 với chưa tới 20 em học sinh rải đều từ lớp 1 đến lớp 5 với nhiều hoàn cảnh sống khác nhau, có em nhỏ nhất chỉ 6 tuổi và học sinh lớn nhất đã 33 tuổi. Lớp học tình thương này đã từng không có giáo viên, chỉ có các cán bộ phường thay ca dạy lớp. Nhưng giờ đây lớp học đã có bà giáo đỡ đần con chữ cho các em.
Một ngày của giáo chức về hưu bắt đầu với việc dậy sớm đi bán vé số, chiều sắp xếp về với sắp nhỏ. 19h thứ 2, thứ 4, thứ 6, lớp tan học, bà lại quẩn quanh với tập vé số chưa bán xong. Tiền bán vé số dành dụm được, bà mua đồ dùng học tập, gạo, nhu yếu phẩm cho các em trong lớp học. 22, 23h, khi về lại căn trọ nhỏ, đôi tay nhăn nheo của tuổi già lại soạn giáo án dạy học cho các em.
Cuộc đời của bà cụ 75 tuổi hiện chỉ xoay quanh những bước chân lúc thấp lúc cao của mình trên con đường 3km đi bộ từ phòng trọ đến lớp học, nhưng bà lại vô cùng hạnh phúc.
“Tôi tự nguyện đến với lớp học tình thương này chỉ mong các em chịu học, học để đổi đời, để vươn lên trong cuộc sống. Điều tôi tự hào nhất tới bây giờ là cho các em cơ hội để học chữ. Từ con chữ đó, các em sẽ thay đổi cuộc đời”, bà xúc động tâm sự về phương châm dạy học của mình.
Không chỉ là chuyện con chữ
Nhớ lại những ngày đầu đến với lớp học, bà Ba không thể quên những đàm tiếu của nhiều người: “Chỉ bán vé số dạo thì làm gì có chữ mà dạy học?”.
Không chỉ thế, một lớp học tình thương với nhiều hoàn cảnh đặc biệt khác nhau lắm khi khiến bà bối rối vì học trò còn nghịch, chưa biết lễ giáo, phép tắc với người lớn. Đi dạy ở cái tuổi “thất thập cổ lai hy”, sức khỏe của bà đã không còn như trước, đôi tay bà run run, môi bà mấp máy kể lại những ngày tháng vừa hạnh phúc nhưng cũng nhiều nỗi niềm tại lớp học.
Những khó khăn trong việc không chỉ dạy các em biết chữ mà còn phải biết vâng lời, lễ phép với người lớn khiến bà Ba tự khi nào không chỉ là một cô giáo mà đã trở thành một người mẹ. Bà Ba thủ thỉ rằng: “Trẻ em lớp này ra đời bươn chải sớm, đâu ai dạy tụi nhỏ cách ăn nói, thưa gửi với người lớn. Nên ngoài văn hóa, tôi còn dạy lễ nghĩa. Học sinh thương bà dữ lắm, nghe lời răm rắp. Tôi không có con, cũng coi tụi nó như con cháu mình”.
Em Doãn Thị Yến Nhi (19 tuổi, học sinh lớp 5 ở lớp học tình thương phường Phú Cường) chia sẻ: “Em rất quý bà Ba, bà Ba dù đã lớn tuổi rồi nhưng ngày nào cũng tới đây để dạy tụi em. Nhờ có bà, em có thể đọc, viết chữ rất nhanh”.
Để giữ được sự minh mẫn ở tuổi 75, bà Ba tâm huyết kể lại cách học và dạy của mình. Khi rảnh rỗi, bà lại mở điện thoại, mày mò tra cứu tài liệu để tự học. Bà mong muốn trau dồi kiến thức mỗi ngày để mang kiến thức đó dạy cho học trò.
Trong căn phòng trọ nhỏ, ngoài những vật dụng cần thiết cho sinh hoạt hằng ngày, bà Ba ưu ái dành một diện tích lớn cho chiếc bàn gỗ. Bà lọm khọm tìm trong ngăn kéo của cái bàn xấp bài kiểm tra của học trò mà bà gọi là “bảo bối”.
Những xấp bài được bà xếp buộc gọn gàng, có bài kiểm tra đã mờ nhòe vì màu thời gian. Bà kể đầy tự hào về hai lý do đã tiếp thêm động lực đi dạy đến bây giờ. Một là từ ánh mắt của học trò khi ăn những bữa cơm được mạnh thường quân chuẩn bị trước mỗi giờ học, hai là những bài kiểm tra này vì đã thể hiện được sự cố gắng, hành trình chinh phục con chữ của các em.
Dự định của bà giáo sẽ theo lớp học hết năm 2024, khi đó các học trò của bà đều đã học hết lớp 5, đều đã đọc viết được và thông thạo các phép tính cơ bản. Lọt thỏm giữa thành phố rộng lớn, bóng lưng còng của người phụ nữ vẫn miệt mài trên khắp các đường phố, tiếp tục bán vé số để kiếm tiền lo con chữ cho học trò nghèo…
Những tờ vé số đong đầy sẻ chia
Không chỉ dùng tiền bán vé số để mua dụng cụ học tập cho học sinh nghèo, bà Nguyễn Thị Ba còn tích góp để làm từ thiện cho dãy trọ khó khăn nơi bà ở thuộc đường Nguyễn Văn Tiết, phường Phú Cường. Năm đại dịch Covid-19 2019 – 2020, bà đã tích lũy được 27 triệu đồng, phát 1.500 kg gạo cùng các nhu yếu phẩm cho dãy trọ và 12 khu phố khác nhau. Hiện tại, cứ ngày 5 mỗi tháng, bà Ba phát 5kg gạo cùng một thùng mì cho học sinh trong lớp học tình thương phường Phú Cường và các hộ dân nghèo.