Kho lạnh và những tiêu chuẩn về vật liệu
Kho lạnh được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực chế biến và bảo quản thực phẩm tươi sống như rau quả,áchnhiệtcôngnghệkeo bong da hom nay thịt cá, thủy hải sản, thực phẩm chế biến, chuỗi bán lẻ.
Trong đó với ngành hàng nông sản và thủy hải sản, hiệu quả vận hành của kho lạnh đóng vai trò lớn để đảm bảo chất lượng hàng hóa không bị hư hỏng trong quá trình bảo quản, giảm chất lượng do thất thoát nhiệt... khi bảo quản lâu dài. Vì vậy, các DN khi lắp dựng kho lạnh cần đặt ra những tiêu chí riêng, dựa theo phân loại hàng hóa, quy mô diện tích, công suất vận hành, chi phí, để đạt nhiệt độ tiêu chuẩn... nhằm đảm bảo hiệu quả kho lạnh khi vận hành. Việc lựa chọn vật liệu xây dựng, đặc biệt là panel cách nhiệt, là một trong những yếu tố quan trọng để tối ưu hóa sử dụng và khai thác kho lạnh.
Theo ông Giáp Văn Thanh - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Cách âm cách nhiệt Phương Nam, hệ thống kho lạnh cần đảm bảo các yếu tố về kiểm soát nhiệt độ từng sản phẩm nhất định. Trên thế giới, công nghệ và quy trình vận hành hệ thống kho lạnh thay đổi, cải tiến từng ngày, cả quy chuẩn kỹ thuật bảo quản và công nghệ sản xuất mới.
Tùy vào mục đích sử dụng, đặc tính sản phẩm trữ đông, kho lạnh được phân ra nhiều dạng với biên độ dao động nhiệt độ khác nhau nhằm đảm bảo khả năng lưu trữ. Dù ở biên độ nào, hệ thống kho luôn cần duy trì mức nhiệt phù hợp với yêu cầu trữ sản phẩm liên tục, mức điện năng lớn, vệ sinh, bảo trì kho thường xuyên. Trong đó, hệ thống vỏ kho là yếu tố quan trọng.
Cụ thể, thiết kế lắp dựng vỏ kho cần đáp ứng đúng các tiêu chuẩn hiện hành, đảm bảo độ khép kín, mức cách nhiệt đạt yêu cầu, không gây thất thoát nhiệt. Đây cũng là yếu tố góp phần tiết kiệm năng lượng vận hành hệ thống lạnh, tối đa chi phí cho khách hàng sử dụng. Một kho lạnh đạt tiêu chuẩn là sau khi đưa vào sử dụng phải có độ lạnh ổn định, đáp ứng đủ công suất sử dụng, sản phẩm lưu trữ không bị đóng băng trên bề mặt và được bảo quản tốt nhất.
Trước khi thiết kế và thi công, nhà thầu phải xét đến các yếu tố khí hậu tại địa điểm lắp dựng, chú ý vật liệu cách nhiệt làm vách của kho. Đối với một số khu vực có độ ẩm cao, kho lạnh dễ có hiện tượng "đổ mồ hôi" hay "đóng tuyết", ảnh hưởng chất lượng giữ lạnh sản phẩm, tiêu hao điện năng. Nếu xây lắp bằng vật liệu xây tô, không chuyên dụng, hệ truyền nhiệt cao sẽ hao tốn nhiều năng lượng, chi phí tẩy rửa vệ sinh, bảo dưỡng an toàn.
Nhằm tối ưu hoá vận hành kho lạnh, đảm bảo chất lượng sản phẩm, nhiều hệ thống cung ứng hàng hóa lớn trong và ngoài nước đã ưu tiên lựa chọn vật liệu cách nhiệt công nghệ cao. Đây là phương thức sản xuất bền vững, thân thiện với môi trường, giảm thất thoát nhiệt, tổn hao năng lượng, phát thải ra môi trường.
Panel Pisocy của Phương Nam dùng trong kho lạnh có độ dày từ 40-200mm. Ảnh: Quỳnh Trần. |
Cơ hội cho vật liệu cách nhiệt “xanh”
Theo đại diện Phương Nam, nhà sản xuất panel cách nhiệt hàng đầu trong nước, ngày càng nhiều doanh nghiệp, nhà thầu nhận ra vai trò, lợi ích của panel cách nhiệt trong bảo quản lạnh. Thay vì sử dụng tường gạch thông thường, nhiều đơn vị đã chuyển đổi sang sử dụng panel Pisocy cách nhiệt chống cháy phục vụ lợi ích lâu dài mà vật liệu này mang lại.
Đơn cử, panel Pisocy của Phương Nam có hệ số dẫn nhiệt từ 0,018 đến 0,022 W/m.K, khả năng chống cháy ở mức B2, EI ~ 60 của cục Phòng cháy chữa cháy, hấp thụ nước 1,5%, độ lấp kín foam 99%, có thể chịu nhiệt lên đến 300 độ C trong vòng 150 phút. Tấm panel Pisocy có độ dày 200mm giữ nhiệt lên đến -50 độ C, với độ dày 100mm giữ nhiệt -18 độ C thay cho tường gạch dày 400 mm. Đây là những thông số quan trọng cần xem xét khi thi công kho lạnh.
Bên cạnh đó, phần lõi cách nhiệt Polyisocyanurate chống cháy của panel Pisocy công nghệ cao có độ kín đồng nhất 99%, tỷ trọng foam PIR 45kg trên mỗi m3 được phủ đều ở tất cả vị trí bên trong, giúp kho lạnh tránh hiện tượng thất thoát nhiệt.
Công nhân đưa tôn vào máy cán phủ màng chống trầy tại dây chuyền sản xuất của nhà máy công ty TNHH Cách âm cách nhiệt Phương Nam. Ảnh: Quỳnh Trần. |
Mặt ngoài của panel có vai trò bảo vệ lớp foam, tăng cường độ cứng. Panel cách nhiệt Phương Nam lắp dựng kho lạnh có hai mặt Inox hoặc tôn Bluescope Antibac kháng khuẩn, chống rêu mốc, bám bụi với công nghệ Activate bảo vệ bốn lần, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Ảnh mô phỏng chi tiết mặt cắt các liên kết kín khít khi sử dụng panel Pisocy trong lắp dựng kho lạnh. |
Panel Phương Nam được thiết kế tạo ngàm khớp Z+ giáp mí kín khít với nhau. Khi lắp ráp ngàm âm dương dính hai lớp foam PIR bên trong ép chặt, không tạo ra khe hở thoát nhiệt, giảm thiểu bơm phụ gia Sealant gắn kết, tiết kiệm vật liệu phụ và nhân công hoàn thiện, đảm bảo giữ nhiệt an toàn và thẩm mỹ cho công trình.
Theo tính toán của đơn vị này, một khu nhà xưởng hoặc kho lạnh có diện tích hơn 25.000 m2 có thể hoàn thành chỉ trong 3 tháng, thời gian sử dụng lên đến 30 năm.
Đại diện Phương Nam cho biết, việc lựa chọn vật liệu xây dựng kho lạnh phù hợp có thể tối ưu hóa chi phí thi công và vận hành, đảm bảo chất lượng hàng hóa bảo quản, giảm tiêu hao năng lượng, hạn chế tác động đến môi trường. Đây là yếu tố góp phần cải tiến các hệ thống kho lạnh tại Việt Nam, đóng góp vào sự phát triển của các chuỗi cung ứng ngành hàng phục vụ trong nước lẫn xuất khẩu.
Theo thống kê từ StoxPlus, trong năm 2019 quy mô ngành kho lạnh tại Việt Nam đạt 169 triệu USD, hứa hẹn phát triển mạnh trong các năm tiếp theo theo đà mở rộng của nhiều tập đoàn sản xuất và chế biến thực phẩm, chuỗi doanh nghiệp bán lẻ bao gồm siêu thị, cửa hàng tiện lợi, dịch vụ kho lạnh lưu trữ bảo quản...
"Nhu cầu kho lạnh sẽ tăng trưởng mạnh do các doanh nghiệp bán lẻ mở rộng quy mô. Nếu có định hướng đầu tư lâu dài, kho lạnh tại Việt Nam sẽ là thị trường tiềm năng trong tương lai. Đây cũng là cơ hội lớn cho các nhà cung ứng vật liệu cách nhiệt 'xanh', công nghệ cao", ông Giáp Văn Thanh nhận định.
Ngọc Minh