Thời gian gần đây,ủtướngChínhphủchủtrìnhiềucuộchọpvềxâydựngChínhphủđiệntửtile chaua Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì nhiều cuộc họp về xây dựng Chính phủ điện tử để lắng nghe ý kiến của các cơ quan chức năng, các chuyên gia trong nước và quốc tế.
Ứng dụng CNTT, xây dựng Chính phủ điện tử luôn được Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm. Ngày 1/7/2014, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 36 về đẩy mạnh ứng dụng CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Cũng trong năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Ủy ban Quốc gia về ứng dụng CNTT trên cơ sở kiện toàn lại Ban chỉ đạo Quốc gia về CNTT.
“Thủ tướng Chính phủ cũng đang yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương cần đổi mới cách nghĩ, cách làm và phải làm một cách quyết liệt công tác cải cách hành chính, phải gắn chặt cải cách hành chính với ứng dụng CNTT, xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử các cấp và coi CNTT là công cụ, phương thức đổi mới, phát triển”, Thứ trưởng cho hay.
Thủ tướng đã cử một đoàn công tác cấp Bộ trưởng đi tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm của một số nước có trình độ phát triển Chính phủ điện tử cao như Hàn Quốc, Estonia và một số nước khác.
Đặc biệt, Chính phủ đã có kế hoạch rất cụ thể để ban hành Nghị quyết mới về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để phát triển Chính phủ điện tử trong giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025. Thủ tướng Chính phủ cũng đã chuẩn bị cho việc thành lập Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử trên cơ sở kiện toàn lại Ủy ban quốc gia về ứng dụng CNTT. Thủ tướng Chính phủ sẽ làm Chủ tịch Ủy ban này. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam sẽ làm Phó Chủ tịch; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ sẽ làm Tổng Thư ký của Ủy ban; các Bộ trưởng sẽ tham gia vào Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử trong thời gian tới.
Thời gian qua, Bộ TT&TT cùng với các Bộ, ngành, địa phương đã tích cực thực hiện các nhiệm vụ của Nghị quyết 36, Nghị quyết 36a cùng các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và đã đạt được những kết quả nhất định trong việc triển khai ứng dụng CNTT, xây dựng Chính phủ điện tử; đã có những điểm sáng nhất định về ứng dụng CNTT, xây dựng Chính phủ điện tử. Tuy nhiên, kết quả đạt được thực tế còn chưa được như mong muốn, còn cần phải có cách làm mới, có giải pháp phù hợp hơn trong thời gian tới. Bên cạnh đó, cũng cần nhân rộng các mô hình, bài học thành công; rút kinh nghiệm từ các bài học không thành công.