Địa phương Trung Quốc công khai phê bình quan chức "nằm yên, kệ đời"_bong dá hôm nay
Địa phương Trung Quốc công khai phê bình quan chức "nằm yên,ĐịaphươngTrungQuốccôngkhaiphêbìnhquanchứcquotnằmyênkệđờbong dá hôm nay kệ đời"
Đức Hoàng(Dân trí) - Chính quyền một số địa phương Trung Quốc công khai phê bình những quan chức bị đánh giá là "nằm yên, kệ đời", ám chỉ những người lười biếng, thích nhàn hạ khi làm việc.
Thị trấn Nam Sơn, thành phố Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông đã gây chú ý trong dư luận Trung Quốc khi công khai danh tính và phê bình 8 quan chức "nằm yên, kệ đời" vào cuối năm ngoái.
"Được sự chấp thuận của tổ lãnh đạo thị ủy về tác phong và hiệu quả làm việc, 8 đồng chí này được đưa vào danh sách nhân sự "nằm yên, kệ đời" của thị trấn Nam Sơn năm 2023", thông báo viết.
Một nhân viên chính quyền Nam Sơn tên Huang đã xác nhận cuối tuần trước rằng danh sách và thông báo trên có thật. Ông nói, danh sách này là kết quả của "các cuộc phỏng vấn, khảo sát thực địa, đánh giá và xem xét một cách dân chủ".
Các quan chức bị nêu tên đều là những người ở cấp thấp, quản lý mạng lưới điện địa phương, ủy ban khu phố hoặc làm việc tại văn phòng văn hóa và du lịch của thị trấn.
Theo ông Huang, 8 quan chức đều xếp cuối cùng trong đơn vị của họ và phải trải qua một thời gian huấn luyện để "giúp họ nhận ra vấn đề và cải thiện công việc".
Nam Sơn không phải là nơi duy nhất ở Trung Quốc sử dụng phương pháp này để xử lý những quan chức bị đánh giá là lười biếng. Một số ý kiến cho rằng việc công khai danh tính của họ dường như hơi cực đoan.
Tháng 7 năm ngoái, 7 công chức quận Binhai, thành phố Diêm Thành, phía đông tỉnh Giang Tô, đã bị khiển trách trong chiến dịch mang tên "tìm những cán bộ "nằm yên, kệ đời" xung quanh bạn".
Nhiều tỉnh khác, bao gồm An Huy, Hà Nam, Chiết Giang và Phúc Kiến, đã tiến hành các chiến dịch tương tự vào năm ngoái để loại bỏ những quan chức lười biếng, không làm việc và cống hiến chăm chỉ trong hàng ngũ chính quyền địa phương.
Những tranh cãi
Một số chuyên gia cho rằng, Trung Quốc cần cẩn thận với việc công khai phê bình danh tính quan chức, vì nó có thể gây ra tác dụng ngược.
Alfred Wu, phó giáo sư tại Trường Chính sách công Lý Quang Diệu của Đại học Quốc gia Singapore nhận định: "Việc thúc đẩy quan chức khu vực công làm việc hiệu quả là một thách thức chung mà các chính phủ trên thế giới phải đối mặt, vì sự cân bằng giữa khen thưởng và trừng phạt luôn khó khăn, nhưng việc nêu tên công khai và chỉ trích hơi cực đoan".
"Ở nhiều quốc gia khác, những quan chức làm việc kém hiệu quả cũng nhận được thư cảnh cáo hoặc bị khiển trách nhưng tất cả những việc đó đều được thực hiện một cách riêng tư", ông nói.
Một số phương tiện truyền thông Trung Quốc đã tham gia vào cuộc tranh luận với những câu hỏi về tính hiệu quả của phương pháp này. Nhật báo Jiefangở Thượng Hải, nhận định một số chính quyền địa phương dường như đã "vội vàng" phát động các chiến dịch công khai phê bình.
"Điều này có thể có tác dụng răn đe tạm thời, nhưng liệu nó có tác dụng lâu dài hay không thì vẫn còn phải xem xét", báo Jiefangcho hay.
Theo báo này, động thái của chính quyền địa phương dường như là một phản ứng trước những lo ngại xã hội gần đây rằng một số người ở Trung Quốc đang sống theo trào lưu "nằm yên, mặc kệ".
Xu hướng này ám chỉ lối sống chỉ nằm một chỗ, thay vì làm việc và lao động nâng cao năng suất xã hội. Thay vì cố gắng hướng tới học hành chăm chỉ, mua nhà hoặc lập gia đình, lối sống này cổ súy cho việc từ bỏ hết các mục tiêu và đơn giản là nằm yên một chỗ, sống qua ngày, mặc kệ sự đời.
Một số người cho rằng đó là triết lý chống lại chủ nghĩa duy vật, một số nghi ngờ đó chỉ đơn giản là sự lười biếng, và những người khác cho rằng kiểu thái độ chống đối này là kết quả không thể tránh khỏi khi mọi người đã làm việc quá vất vả và mệt mỏi tới mức họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc từ bỏ.
Chính quyền đã nỗ lực ngăn chặn tác động của trào lưu này, vì lo ngại nó có thể thách thức trật tự xã hội và kinh tế. Các chuyên gia cảnh báo, về lâu dài, xu hướng này không chỉ ảnh hưởng đến tiêu dùng và tăng trưởng của Trung Quốc mà còn làm giảm tỷ lệ sinh và đe dọa hệ thống phúc lợi xã hội của nước này.
Năm 2021, đích thân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã công khai lên án lối sống này: "Cần phải ngăn chặn sự trì trệ của các giai cấp xã hội, thúc đẩy sự dịch chuyển đi lên của xã hội, tạo cơ hội cho nhiều người trở nên giàu có hơn, và cải tiến một môi trường mà trong đó mọi người đều tham gia, tránh việc chỉ nằm yên một chỗ".
Theo SCMP