Chuyến công tác tại núi Bà Đen là một trong các hoạt động quan trọng của ICDV nhằm chuẩn bị cho ngày hội lớn nhất của các tín đồ Phật giáo trên thế giới,ĐoànđạibiểuVesakthămnúiBàĐbảng xếp hạng bóng đá câu lạc bộ ý Đại lễ Vesak, sẽ diễn ra từ 6-8/5/2025 tại TP.HCM.
Từ sáng sớm, gần 100 đại biểu đã có mặt tại núi Bà Đen, ngọn núi thiêng gắn liền với đời sống tín ngưỡng của người dân Nam bộ Việt Nam. Tại đây, đoàn công tác thực hành nghi thức đảnh lễ trước Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Xá lợi do Liên đoàn Phật giáo thế giới trao tặng Việt Nam vào năm 2014.
Trong chương trình thảo luận về Đại lễ Vesak 2025, Hòa thượng Phra Brahmapundit - Chủ tịch ICDV kỳ vọng sự kiện này sẽ thu hút hơn 1.000 đại biểu từ 80 quốc gia đến núi Bà Đen tham quan và chiêm ngưỡng văn hóa Phật giáo sống động tại Việt Nam.
Hòa thượng Phra Brahmapundit đồng thời dành nhiều lời khen cảnh sắc và khí hậu núi Bà Đen, cho đây là điểm đến quý. “Vesak 2025 sẽ có một chuỗi chương trình quan trọng tại Học viện Phật giáo tại TP.HCM, trong đó núi Bà Đen là một viên ngọc báu, một điểm nhấn chính cho toàn bộ sự kiện này" - Hoà thượng nói thêm.
Hoà thượng T. Dhammaratana - Phó chủ tịch ICDV cũng dành những lời khen đặc biệt cho điểm đến tâm linh này: “Khi mà cáp treo xuyên qua tầng sương mù đến Sun World Ba Den, tạo nên cảm giác rất thú vị”.
Trong khuôn khổ chuyến công tác, Đoàn đại biểu đã chiêm bái hệ thống công trình văn hoá Phật giáo với tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn cao nhất châu Á toạ lạc trên đỉnh núi, tượng Bồ Tát Di Lặc bằng đá sa thạch lớn hàng đầu thế giới và tham quan không gian triển lãm Phật giáo trưng bày các phiên bản mô phỏng các tác phẩm Phật giáo kinh điển trên thế giới và Việt Nam, xem phim 3D mapping về sự hình thành của vũ trụ…
Theo Thượng tọa Thích Đức Thiện - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN, núi Bà Đen được chọn là nơi để các đại biểu quốc tế và Phật tử quốc tế tham quan và tham gia các lễ hội văn hoá tôn giáo vào ngày cuối cùng của Đại lễ Vesak, ngày 8/5/2025. “Sở dĩ núi Bà Đen được chọn là bởi đây là ngọn núi linh thiêng, ngọn núi đã đi vào lịch sử và nằm trong tâm thức của người Việt Nam. Đây còn là nơi chứa đựng nguồn gốc tâm linh, lịch sử và mang đến cảm giác an yên cho mọi người".
Như vậy, vào dịp Đại lễ Vesak 2025, hàng nghìn đại biểu từ các quốc gia, các cơ quan của Liên hợp quốc, các lãnh đạo Giáo hội Phật giáo trong và ngoài nước sẽ đến núi Bà Đen, tổ chức các nghi lễ thiêng liêng tại núi Bà Đen. Đây được xem là một hoạt động ý nghĩa và quan trọng trong chuỗi hoạt động của Vesak 2025, khẳng định sự quan tâm của cộng đồng Phật giáo quốc tế đến những giá trị truyền thống của Phật giáo Việt Nam nói chung và ngọn núi Bà Đen - một biểu tượng trong đời sống tín ngưỡng tôn giáo tại Nam bộ Việt Nam nói riêng.
Đại lễ Vesak 2025 là lần thứ 4 Việt Nam đăng cai tổ chức ngày hội Phật giáo quan trọng nhất thế giới này, trùng với Đại lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước Việt Nam và 80 năm Quốc khánh Việt Nam. Sự kiện dự kiến có sự tham dự của 2.000 đại biểu chính thức gồm: 1.000 đại biểu khách mời quốc tế đến từ 80 quốc gia, vùng lãnh thổ là một số nguyên thủ các quốc gia, lãnh đạo các cơ quan của Liên hợp quốc; lãnh đạo các giáo hội, hệ phái Phật giáo, học giả, và các nhà nghiên cứu; đại biểu khách mời trong nước là 1.000 đại biểu Tăng Ni Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Ngọc Minh