Sẽ đánh giá chỉ số an toàn thông tin của từng bộ, ngành, địa phương_al duhail vs

Trong kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam,ẽđánhgiáchỉsốantoànthôngtincủatừngbộngànhđịaphươal duhail vs Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về ứng dụng CNTT tại phiên họp toàn thể của Ủy ban diễn ra ngày 16/12/2016, Phó Thủ tướng chỉ rõ một nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung triển khai trong giai đoạn tới là khẩn trương hoàn thiện và triển khai thực hiện các quy định, cơ chế, chính sách về bảo đảm an toàn thông tin, chú trọng việc thu hút, ưu đãi trong sử dụng và phát triển nhân lực an toàn thông tin; ưu tiên nghiên cứu, phát triển sản phẩm, thiết bị an toàn thông tin đặc thù, chuyên biệt của Việt Nam; đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức toàn xã hội về bảo đảm an toàn thông tin cá nhân trong thời đại bùng nổ ứng dụng Internet và thiết bị thông minh.

Phó Thủ tướng giao Bộ TT&TT chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách sử dụng, thu hút nhân lực an toàn thông tin mạng, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Đáng chú ý, Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ TT&TT phối hợp với Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) xây dựng chỉ số đánh giá an toàn thông tin đối với từng bộ, ngành và địa phương; tổ chức đánh giá, công bố kết quả hàng năm.

Liên quan đến việc đánh giá mức độ an toàn thông tin, từ năm 2013, VNISA bắt đầu định kỳ đánh giá chỉ số An toàn thông tin của không gian mạng Việt Nam, theo mô hình xây dựng chỉ số an toàn thông tin của Hàn Quốc. Chỉ số an toàn thông tin Việt Nam được tổ hợp từ nhiều yếu tố, được tiến hành khảo sát điều tra với số liệu khoảng từ 600 - 700 cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được hỏi.

Kể từ sau khi Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) được thành lập năm 2014, công tác điều tra, khảo sát thực trạng an toàn thông tin Việt Nam phục vụ cho việc đánh giá, công bố Chỉ số an toàn thông tin Việt Nam (Vietnam Information Security Index) hằng năm đã được Cục và VNISA phối hợp thực hiện.