Trường Tiểu học Bình Trung (Chợ Đồn,áchmờiđặcbiệttạimộtphòngchờxanhtrướccổngtrườkèo nhà cái bóng đá trực tuyến hôm nay Bắc Kạn) có tới 4 điểm trường lẻ, giao thông đi lại khó khăn. Học sinh đa số là người dân tộc thiểu số, giao tiếp giữa thầy và trò cũng như bạn bè trong lớp gặp khó khăn do bất đồng ngôn ngữ.
Nhiều gia đình nghèo chưa quan tâm đến việc học hành của con em, dẫn đến chất lượng học tập hạn chế. Cũng vì thế, văn hóa đọc sách của học sinh ít được chú trọng. Tuy nhiên, những năm gần đây, thực tế này đã có nhiều thay đổi tích cực hơn.
Thầy hiệu trưởng Đặng Xuân Khu cho biết, từ năm 2014, một thư viện nhỏ đã được thành lập với số lượng và đầu sách khiêm tốn. Xuất phát từ ước muốn đưa sách đến với trẻ em quanh vùng, các thầy cô ở Bình Trung còn làm một “thư viện xanh” theo mô hình phòng chờ ngay sát cổng trường.
Trong không gian này, có những sản phẩm do chính tay học sinh làm khá đơn giản nhưng rất thân thiện, sách báo được đặt trên bàn để khi chờ đón con, phụ huynh có thể tham khảo, nhờ đó văn hóa đọc được lan tỏa rộng hơn.
Chị Ma Thị Đẹp (dân tộc Tày) - phụ huynh em Trần Ánh Dương học sinh lớp 1A, chia sẻ: “Tôi rất vui vì nhà trường luôn quan tâm, tạo điều kiện cho học sinh đọc sách, vui hơn khi ngay cả cha mẹ cũng có thể đọc sách cùng con. Ở nhà chúng tôi luôn bận rộn, ít có điều kiện tiếp cận sách cũng như thiếu vắng sự khích lệ. Đến đây vừa tiện xem con học hành ra sao tôi lại có sách để đọc, giúp mở mang ra nhiều điều”.
Dịp này, hướng tới Ngày hội sách thế giới (23/4), Trường Tiểu học Bình Trung đã tổ chức Ngày hội đọc sách với chủ đề “Sách - hành trang kiến thức”, có sự góp mặt của các "khách mời" đặc biệt, là thành viên Hội Nhà văn Việt Nam: GS. Viện sĩ Nguyễn Huy Hoàng, nhà thơ Bàng Ái Thơ, PGS Cao Thị Hồng, nghệ sĩ điện ảnh Văn Báu, nhà văn/dịch giả Khánh Phương.
GS Nguyễn Huy Hoàng chia sẻ những câu chuyện về quá trình sống và làm việc tại nước ngoài, truyền cảm hứng cho các em thông qua những vần thơ về quê hương, đất nước và con người.
Còn nhà thơ Bàng Ái Thơ xúc động kể về những năm tháng tuổi thơ được ảnh hưởng của văn hóa đọc từ người cha (nhà thơ - họa sĩ Bàng Sĩ Nguyên), người bác (thi sĩ đồng quê Bàng Bá Lân). Từ hồi nhỏ xíu, bà đã yêu thích sách và đọc rất nhiều tác phẩm từ tủ sách của gia đình, bao gồm cả những tiểu thuyết nổi tiếng của nước ngoài được dịch sang tiếng Việt.
Tình yêu văn chương ngày một lớn dần, cùng với dòng máu nghệ thuật được truyền từ cha ông, sự tôi luyện và tích lũy kiến thức thông qua việc đọc sách góp phần không nhỏ hình thành nên một phụ nữ đa năng.
Những người cầm bút đã nhấn mạnh: Sách vở là hành trang, là người thầy vĩ đại giúp cho mỗi người nuôi dưỡng tâm hồn và chinh phục kho tàng tri thức nhân loại. Họ không quên nhắn nhủ mong muốn các em tích cực đọc sách mỗi ngày để phong trào khuyến đọc của nhà trường sẽ đạt được kết quả lâu dài.
Không chỉ đem đến cho độc giả nhí món quà tinh thần thú vị, các thành viên Hội Nhà văn Việt Nam còn gửi tặng thư viện trường rất nhiều sách và tài liệu quý.
Ngày hội đọc sách tại Bình Trung còn có nhiều hoạt động ấn tượng như: Thi tuyên truyền, kể chuyện theo nội dung trong sách; trình diễn thời trang với thông điệp cùng chung tay bảo vệ môi trường, giao lưu với các văn nghệ sĩ. Ban giám khảo đã lựa chọn được 1 giải Đại sứ văn hóa đọc nhí và 1 giải kể chuyện hấp dẫn nhất trong các thí sinh tham dự hội thi.
Khánh Phương
Trường học 'lắm chiêu' thu hút trẻ mê sáchĐể tạo cho học sinh thói quen đọc sách, ngôi trường này đã xây dựng những khung giờ đọc cố định, thường vào đầu giờ sáng hoặc buổi trưa mỗi ngày. Thầy cô tại các khối lớp, phòng ban cũng đều tích cực tham gia vào hoạt động.