Cách lôi kéo sự đồng thuận trong tập thể_wap du doan

Không dễ để người ra quyết định lắng nghe

Trong bất kỳ nhóm,áchlôikéosựđồngthuậntrongtậpthểwap du doan tổ chức nào, để ý kiến của bạn đều có khả năng gây ảnh hưởng đến quyết định cuối cùng. Để làm được việc này, bạn cần hiểu về quy tắc ra quyết định bao gồm: quy tắc đa số, lãnh đạo quyết định và đồng thuận - nhất trí.

Quy tắc đa số

Khi hơn 50% thành viên của nhóm chấp thuận một quy trình hành động, quyết định sẽ được thông qua.

Tìm hiểu lợi ích của tất cả mọi người

Nếu bạn lo ngại phương án mà mình ủng hộ không nhận được sự đồng thuận của tập thể, hãy thử tìm hiểu mối quan tâm của mọi người. Bạn nên xây dựng “liên minh” với những người có chung sở thích, quan điểm với bạn; và  nên tránh việc đòi hỏi những người khác phải nghe theo bạn một cách vô lý.

Nhắm mục tiêu những người có ảnh hưởng

Bạn có thể lưu ý về những người có ảnh hưởng tới số đông, dù họ có thể không đặc biệt quan tâm đến vấn đề hoặc quan điểm của bạn. Hãy nghĩ cách giải quyết các mối quan tâm của họ để nhận sự ủng hộ.

Điều chỉnh thông điệp 

Hãy xem những “đồng minh” của bạn có quan điểm, sở thích và sử dụng cách nói chuyện như thế nào. Bạn có thể điều chỉnh cách diễn đạt phương án của bạn sao cho gần với nhu cầu của họ nhất để được đồng cảm. 

Lãnh đạo quyết định

Đây là điều thường thấy ở các cơ sở kinh doanh - nơi quyền ra quyết định cao nhất vẫn là người chủ doanh nghiệp. Đôi khi một chính sách mới được ban hành “vì sếp muốn vậy”. Để có được ảnh hưởng trong một tình huống như vậy, bạn cần lưu ý những điều sau:

Tìm hiểu lợi ích của sếp

Nếu bạn có quyền liên hệ để hỏi thì có thể mở đầu bằng “Nếu được thì cho em hỏi tại sao…”. Còn nếu bạn không có cơ hội đó, hãy tìm hiểu các tuyên bố và quyết định của họ trong quá khứ để biết xu hướng của họ. 

Xác định các cố vấn được tin tưởng

Rất ít người lãnh đạo không tham khảo ý kiến cố vấn. Nếu bạn muốn họ biết đến quan điểm của bạn, bạn phải biết xu hướng ra quyết định của họ trước khi tiếp cận. Tùy thuộc vào vị trí của bạn trong công ty, bạn có thể phải đi một “con đường lòng vòng” trước khi tiếp cận được người ra quyết định. 

Hãy xây dựng “mạng lưới đồng minh” để thuận lợi hơn khi đề xuất phương án

Chú ý lợi ích của các bên liên quan

Tác động thành công với 2 đối tượng ở trên có thể khiến đồng nghiệp nhận ra bạn có ảnh hưởng và tìm cách để phản ứng lại quyết định. Vì vậy, hãy chú ý đến lợi ích của các bên liên quan khác và xây dựng hình ảnh của bạn như một thành viên ủng hộ quyền lợi của cả nhóm.

Nhất trí và đồng thuận

Trường hợp này đòi hỏi sự đồng tình của 100% nhóm quyết định. Có nghĩa là ý kiến của bạn khi đề xuất phải tránh được sự phản đối của những đồng nghiệp không thân thiện hoặc không cùng mục tiêu.

Khiến những người đối lập cảm thấy được lắng nghe và công nhận

Không nên phản ứng mạnh với những người bất đồng chính kiến, vì điều đó có thể kích động, khiến họ tập hợp lại để chống lại bạn. Các nhà đàm phán giỏi sẽ lắng nghe cẩn thận những người này để hiểu mối quan tâm của họ và thể hiện công khai về việc sẽ cố gắng đáp ứng nhu cầu của họ. Nếu khéo léo, bạn có thể chuyển người phản đối sang phe ủng hộ.

Dùng “đòn” kinh tế

Không phải ai cũng dễ dàng bị thuyết phục, kể cả khi một quyết định đã được đưa vào chính sách. Lúc này, hãy tính đến các yếu tố kinh tế. Một số doanh nghiệp tại Mỹ tăng chi phí y tế với nhân viên từ chối tiêm vắc xin Covid-19 là ví dụ.

Thay đổi luật chơi

Cuối cùng, khi dường như việc đạt được sự nhất trí - đồng thuận quá khó, bạn hãy cố gắng thay đổi “luật chơi” hoặc “người chơi”: chuyển ý tưởng đó cho một người có vị trí tốt hơn để đạt được kết quả khả quan.

Vĩnh Phú