Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt,ểnđổisốgiúpcôngtylọcdầunângcaohiệuquảquảntrịtăngnăngsuấđội hình câu lạc bộ bóng đá as monaco gặp marseille Công ty cổ phần lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) chủ động trong các công tác cải tiến hệ thống vận hành, quản lý và sản xuất nhờ ứng dụng các thành tựu của cuộc CMCN 4.0.
Theo thông tin từ BSR, sau khi cổ phần hóa, công ty đẩy mạnh ứng dụng KHCN vào công tác quản lý điều hành và các hoạt động sản xuất của Công ty. Ứng dụng chuyển đổi số vào công tác quản trị điều hành doanh nghiệp như hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP), văn phòng điện tử (eOffice), QR Code, MS 365…
Ứng dụng điều khiển công nghệ nâng cao (APC) cho cụm phân xưởng NHT; Ứng dụng gần 100 giải pháp là sáng kiến cấp Công ty vào hoạt động SXKD của BSR, đã mang lại hiệu quả ước tính khoảng 1.052 tỷ đồng. Hoàn thành các đề tài nghiên cứu ứng dụng KHCN và đã đưa vào áp dụng thử nghiệm tại Nhà máy liên quan đến công nghệ sơn, biến tần, các chủng loại sản phẩm PP cao cấp.
Ngoài ra, BSR còn đẩy mạnh khai thác và cải tiến các hệ thống quản lý sản xuất, bảo dưỡng hiện hữu theo định hướng thông minh và tích hợp; tự phát triển và xây dựng hàng loạt hệ thống như: hệ thống báo cáo quản trị trực quan (Visualization) công tác sản xuất, bảo dưỡng, thương mại, nhân sự, công việc theo thời gian thực (realtime); hệ thống khai báo và kiểm soát dịch bệnh Covid cho CBCNV và nhà thầu, đối tác, khách hàng.
Bên cạnh đó, các hệ thống khảo sát nội bộ, giải pháp bán và tiếp nhận hồ sơ thầu qua mạng; chuyển đổi cơ sở hạ tầng, trung tâm dữ liệu dự phòng, các giải pháp bảo mật lên điện toán đám mây (Public cloud) để tối ưu tiết giảm chi phí và xây dựng hệ thống máy tính ảo để quản lý tập trung, phục vụ công tác làm việc mọi lúc mọi nơi, tăng cường bảo mật dữ liệu công ty và linh hoạt trong công tác cấp phát trang thiết bị cho người dùng cũng đã giúp BSR tỉnh giản, thuận tiện hơn trong công việc.
Bên cạnh đó, BSR thường xuyên cập nhật các bộ quy chế, quy định, quy trình nghiệp vụ chi tiết để phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh; trong đó nêu rõ vai trò, trách nhiệm, sự phối hợp giữa các bộ phận, đơn vị liên quan trong Công ty. BSR đã và đang rà soát, đánh giá tổng thể hệ thống quản trị để tiếp tục hoàn thiện, tối ưu hóa và đồng bộ các hệ thống quản lý rủi ro, kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ theo hướng áp dụng thành công các thông lệ quản trị công ty tốt để quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh giúp BSR nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả trong hoạt động.
Từ năm 2016, BSR áp dụng hệ thống đánh giá chỉ số đo lường hiệu quả công việc (KPI) với hơn 500 KPI được áp dụng thực hiện. Tối ưu hoá Nhà máy lọc dầu Dung Quất (NMLD Dung Quất – Nhà máy do BSR quản lý và vận hành) với các công tác tinh chỉnh bộ điều khiển và triển khai hệ thống điều khiển đa biến, giúp BSR tiết kiệm được khoảng 12 triệu USD. Trong 2 năm qua, BSR đã đẩy mạnh việc chuyển đổi số toàn diện trong các hoạt động sản xuất kinh doanh giúp đơn vị đạt được nhiều thành quả cao.
Nhờ đẩy mạnh chuyển đổi số, các cấp quản lý luôn có đầy đủ các thông tin cần thiết dưới hình thức trực quan theo thời gian thực để chỉ đạo, ra quyết định nhanh chóng hiệu quả. Các cấp quản lý và CBCNV hoàn toàn có thể làm việc mọi lúc mọi nơi trên nhiều nền tảng, thiết bị. Công tác làm việc nhóm, hiệu xuất cao được đẩy mạnh, các công việc được nhiều người cùng xử lý song song trên một nền tảng. Các hệ thống quy trình làm việc được tích hợp chặt chẽ giúp công việc thực hiện qua các công đoạn, bộ phận được nhanh hơn, hiệu quả hơn và đặc biệt giảm thiểu được nhiều rủi ro tiềm ẩn từ cách làm đơn lẻ độc lập.
Lãnh đạo BSR khẳng định “đã có một năm nỗ lực và sáng tạo trong lao động, sản xuất”. Năm 2022, BSR sản xuất khoảng 7 triệu tấn sản phẩm các loại. Doanh thu ước đạt 165,5 nghìn tỷ đồng, nộp Ngân sách Nhà nước khoảng 18.048 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế dự kiến 12.176 tỷ đồng. Các kết quả sản xuất kinh doanh của BSR năm 2022 ước tính đóng góp 17,8% doanh thu, 18,8% lợi nhuận sau thuế và 10,6% nộp NSNN trong toàn Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.